ClockThứ Bảy, 16/11/2019 15:00

Cà phê sáng bên sông Hương bàn chuyện thành phố di sản

TTH - Huế luôn luôn mới. Cuộc trao đổi này với nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (NNC NĐX) cũng là dựa trên những câu chuyện cũ, tư liệu cũ, cái mới là bước đi, đích đến của mô hình thành phố di sản. Cụ thể là thành phố di sản Huế trực thuộc Trung ương, tách ra khỏi sự quản lý hành chính của tỉnh để bứt phá đi lên, làm động lực cho sự phát triển của cả tỉnh, như sự mong muốn của những người yêu Huế.

Tạo điểm nhấn từ không gian hai bờ sông HươngCơ hội cho du lịch

Tác giả Thanh Tùng (trái) và nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân

Theo ông, vì sao Thừa Thiên Huế cần có cơ chế đặc thù khi xây dựng TP trực thuộc Trung ương?

Vì Thừa Thiên Huế có Cố đô Huế với 5 Di sản vật chất và phi vật chất đã được thế giới công nhận, và có nhiều di sản vật chất, di sản phi vật chất, di sản thiên nhiên, và cả con người nữa, chưa có điều kiện làm hồ sơ để xin công nhận, những di sản đã được công nhận nhưng chưa được phát huy tốt, những di sản đang chờ làm hồ sơ để được công nhận đang bị vi phạm, nhiều cái đang bị mai một dần dần, có cái đang đứng trước nguy cơ mất tiêu… Tất cả những di sản đó đang nằm trong cơ chế quản lý của một đơn vị hành chính ngang cấp huyện, trực thuộc một tỉnh có 70% dân số làm nông nghiệp. Những bức xúc quốc gia ấy khiến lãnh đạo và người dân Huế, người yêu Huế khắp nơi muốn cứu vãn bằng một cơ chế đặc thù để bảo vệ và phát huy giá trị của một vùng di sản không nơi nào có được trên nước Việt Nam.

Vì sao ông ủng hộ chủ trương mở rộng thành phố hiện nay lớn gấp 5 lần, hình thành một thành phố di sản trực thuộc Trung ương?

Chuyện mở rộng thành phố Huế để trở thành thành phố di sản trực thuộc Trung ương tôi đã nhiều lần trình bày đưa ý tưởng của mình trong 10 năm qua. Bây giờ ý tưởng đó đạt được sự đồng thuận nên tôi rất vui và rất đồng tình. Tôi không biết chính quyền căn cứ trên cơ sở thực tế nào để mở rộng thành phố rộng gấp 5 lần hiện nay nên tôi không dám duy ý chí với con số 5 này. Theo tôi, phải khảo sát thực tế xem thử các di tích có giá trị như những di sản hiện tọa lạc ở những nơi nào, không những di sản của triều Nguyễn mà cả di sản thời Chăm - pa, thời các chúa Nguyễn, và thời Tây Sơn nữa. Trên cơ sở đó, thành phố di sản mới tính đến chuyện mở rộng đến đâu, những di sản quá xa như Hải Vân Sơn (cực nam huyện Phú Lộc), Thành Hóa châu (huyện Quảng Điền)…,  không thể nhập vào thành phố Huế thì phải nghĩ ngay đến chính sách riêng để ứng xử hợp lý.

Chuyện mở rộng Huế đáp ứng yêu cầu của một địa phương có nhiều di sản bậc nhất ở Việt Nam hiện nay là một chủ trương đang được quan tâm nhưng chắc chắn sẽ có những ý kiến chưa đồng tình. Vấn đề này cần được xử lý như thế nào, thưa ông?

Đây là vấn đề phải được đặt ra đầu tiên. Cũng như dân Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, tuy ở hai bộ máy hành chính khác nhau nhưng hồn vía, truyền thống hai nơi ấy là một. Dân Thừa Thiên Huế và thành phố Huế là một. Trên địa bàn thành phố Huế, gốc chỉ có nhà thờ họ Nguyễn Phước chứ không có bất cứ một nhà thờ họ nào khác. Dân Huế và dân Thừa Thiên là một. Dân Phong Điền hay dân Phú Lộc ra ngoại tỉnh luôn nói mình là dân Huế, tự hào về Huế. Sở dĩ có tiếng nói không đồng tình việc thành lập thành phố di sản (nếu có) vì người dân chưa hiểu được cái vinh dự quê nình có thành phố di sản, chưa hiểu được những gì người dân được hưởng lợi từ thành phố di sản, những thiệt thòi nào đó của dân được xem như là những đóng góp của dân cho thành phố di sản, và được vinh danh. Lãnh đạo phải trình bày cho dân biết. Tôi đã từng trải qua nhiều năm trong chiến tranh, gặp biết bao chuyện khó khăn. Nhưng mỗi lần vượt qua được khó khăn tôi lại thấm thía với chân lý “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Nhiều ý kiến cho rằng, ra đời thành phố di sản chủ yếu là để phát triển kinh tế du lịch, ông có nghĩ thế không?

Trùng tu di sản để khai thác du lịch, nếu không khai thác được du lịch thì chắc di sản có quý đến mấy cũng không được quan tâm. Ngược lại khi có một xu hướng du lịch nào đó đang thu hút khách người ta làm ra các mặt hàng để đáp ứng.

Việc “ra đời thành phố di sản” có liên hệ với việc “phát triển kinh tế du lịch” ở Huế và tỉnh trong tương lai nhưng nó không giống như chuyện làm chùa to Phật lớn để kinh doanh du lịch tâm linh. Việc ra đời thành phố di sản với phát triển du lịch ở Huế và tỉnh là hai lãnh vực có tác động qua lại nhưng hoàn toàn độc lập. Thành phố di sản quản lý, gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trị một khối di sản vô cùng to lớn. Tài sản tinh thần vô giá của một quốc gia với ngàn năm văn hiến. Tất cả di sản phải được quản lý, gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trị đúng chuẩn mực theo Luật Di sản. Đó là nguồn tài nguyên vô giá, làm sai lệch là vi phạm, ngang với tội phá hoại. Với nguồn tài nguyên đó ngành văn hóa du lịch tuyển chọn tổng hợp rút ra cái giá trị có thể khai thác du lịch. Cái giá trị đó như một cô gái đẹp, nhưng muốn cô thành hoa hậu để vinh danh và bán vé cho người hâm mộ đến gặp thì phải được dạy về đạo đức, lời ăn tiếng nói, bây giờ phải biết tiếng Anh nữa, phải tập đi dứng như thế nào cho đẹp, trang phục màu sắc hợp thời trang, phải được bảo vệ chu đáo và được tuyên truyền giới thiệu hấp dẫn… Di sản Huế cũng như cô gái đẹp, muốn cho di sản “đẻ ra tiền” phải qua ngành du lịch.

Xin cảm ơn ông!

THANH TÙNG (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Kế hoạch về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các sở, ngành cấp tỉnh; trong đó yêu cầu đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top