ClockThứ Tư, 31/05/2023 17:20

Cuộc thi vẽ tranh về di sản văn hóa Việt Nam có tổng giải thưởng gần 1 tỷ đồng

TTH.VN - Tổng giải thưởng cuộc thi vẽ tranh di sản văn hóa Việt Nam lên tới 960 triệu đồng, với 27 giải. Trong đó, có 1 giải Xuất sắc 100 triệu đồng, 1 giải Nhất 75 triệu đồng, 2 giải Nhì mỗi giải 50 triệu đồng.

Họa sĩ Lê Văn Nhường kể chuyện về di sản văn hóa Huế qua tranhNgắm di sản, phong cảnh Huế qua tranh

leftcenterrightdel
Ông Tô Văn Động,  Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Trưởng ban tổ chức cuộc thi giới thiệu về cuộc thi

Hội Di sản Văn hóa Việt Nam ngày 31/5 đã phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa” tại TP. Huế.

Theo Ban tổ chức, đối tượng tham gia cuộc thi là những người yêu hội hoạ. Trong đó, khuyến khích các họa sĩ trẻ, sinh viên mỹ thuật tại các trường đại học, cao đẳng chuyên mỹ thuật và các trường văn hóa - nghệ thuật trên phạm vi cả nước, du học sinh Việt Nam ở nước ngoài.

Đề tài dự thi phải có nội dung thể hiện là giá trị của các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các danh lam thắng cảnh trên mọi vùng, miền của Việt Nam với phong cách thể hiện tự do. Tranh dự thi được vẽ trên vải, vóc bằng các chất liệu sơn dầu, sơn mài, Acrylic, tranh lụa, tranh đồ họa....

Ban tổ chức sẽ chấm sơ khảo các tác phẩm dự thi qua ảnh chụp gửi về email. Những tác phẩm lọt vào vòng chung khảo sẽ nhận được thông báo riêng để gửi tác phẩm qua đường bưu điện.

Cuộc thi nhận tác phẩm từ nay đến tháng 9/2023. Các tác phẩm đạt giải sẽ được trao giải vào dịp kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11. Tổng giải thưởng cuộc thi này lên tới 960 triệu đồng. Trong đó, có 1 giải Xuất sắc 100 triệu đồng, 1 giải Nhất 75 triệu đồng, 2 giải Nhì mỗi giải 50 triệu đồng, 3 giải Ba mỗi giải 40 triệu đồng, 20 giải Khuyến khích mỗi giải 10 triệu đồng. Riêng 73 tác phẩm được chọn vào Chung khảo mỗi tác phẩm được trả 5 triệu đồng cùng Giấy chứng nhận của Ban tổ chức.

Cuộc thi tạo sân chơi cho các họa sĩ, đồng thời để các họa sĩ trẻ có cơ hội tìm hiểu, thể hiện tình yêu với di sản văn hóa, thể hiện ý tưởng, sự sáng tạo trong những sáng tác hội họa của mình. Từ đó, khuyến khích, động viên và tạo nên phong trào yêu di sản văn hoá Việt, gìn giữ và tôn vinh những giá trị vô giá của di sản văn hoá dân tộc, lan toả tình yêu di sản văn hoá trong giới trẻ hiện nay.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Return to top