ClockThứ Sáu, 11/10/2024 17:24

Đề xuất sưu tập thêm tác phẩm của cố họa sĩ Tôn Thất Đào cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế

TTH.VN - Ngày 11/10, đại diện lãnh đạo Bảo tàng Mỹ thuật Huế cho biết, Hội đồng thẩm định sưu tầm tác phẩm mỹ thuật cho bảo tàng sau khi họp đã thống nhất đề xuất UBND tỉnh sưu tập 4 tác phẩm mỹ thuật trong năm 2024.

Nhiều hoạt động kỷ niệm 65 năm thành lập Trường đại học Nghệ thuậtHồi sinh phòng tranh cố họa sĩ Tôn Thất Đào

 Hội đồng thẩm định họp để đánh giá các tác phẩm

Theo đó, 4 tác phẩm này được hội đồng đánh giá cao, có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và phong cách đặc trưng của các họa sĩ, nhà điêu khắc; phù hợp với tiêu chí sưu tầm, đáp ứng công tác nghiên cứu, trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Huế.

Cụ thể đó là tác phẩm “Cảnh trong vườn” (chất liệu lụa, sáng tác năm 1955, họa sĩ Tôn Thất Đào), “Hùng Vương dựng nước” (chất liệu sơn dầu, sáng tác năm 1990, họa sĩ Vĩnh Phối), “Lễ đính hôn của người K’Tu” (chất liệu gỗ, sáng tác năm 2022, điêu khắc gia Molokai) và “Chân dung” (chất liệu sơn dầu, sáng tác năm 2020, họa sĩ Vũ Duy Tâm).

Đáng chú ý trong số những tác phẩm đề nghị sưu tập có tác phẩm “Cảnh trong vườn” của cố họa sĩ Tôn Thất Đào (1910-1979). Người họa sĩ này tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương, là hiệu trưởng đầu tiên của Trường cao đẳng Mỹ thuật Huế, vốn rất hiếm có tranh trên thị trường.

Trước đó vài năm, bảo tàng cũng đã sưu tập thành công tác phẩm bằng chất liệu lụa “Thiếu nữ bên hoa sen” (lụa, 50x70cm) của người họa sĩ tài danh này.

 Tác phẩm "Cảnh trong vườn" của cố họa sĩ Tôn Thất Đào

Được biết, đến thời điểm này, Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã sưu tập thành công 68 tác phẩm bằng ngân sách Nhà nước. Trong đó có thể kể đến những tác phẩm của các tên tuổi như Tôn Thất Sa, Tôn Thất Văn, Bửu Chỉ, Mai Trung Thứ, Hoàng Đăng Nhuận, Trương Bé, Đỗ Kỳ Hoàng, Vĩnh Phối, Đinh Cường, Phan Xuân Sanh, Võ Xuân Huy…

Theo lãnh đạo Bảo tàng Mỹ thuật Huế, có rất nhiều tiêu chí được đưa ra khi chọn sưu tập tác phẩm. Trong đó phải kể đến như tác phẩm mỹ thuật có giá trị nghệ thuật đặc sắc của các nghệ sĩ tạo hình đã thành danh, nổi tiếng trong nước và quốc tế; tác phẩm mỹ thuật có giá trị nghệ thuật tiêu biểu và phong cách đặc trưng của các nghệ sĩ tạo hình người Huế, sinh sống, học tập và làm việc tại Huế; tác phẩm mỹ thuật đương đại và truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá Huế, của các địa phương, của các dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hoá của nhân loại; tác phẩm mỹ thuật có nội dung, tư tưởng và nghệ thuật xuất sắc, có tính nhân văn sâu sắc, có giá trị nghệ thuật cao, mang tính thời sự, thể hiện tính sáng tạo, tìm tòi nghệ thuật, có tính dân tộc và hiện đại; thể hiện những thành tựu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vận dụng tác phẩm của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào giảng dạy, nghiên cứu

“Với tầm khái quát lý luận cao và tổng kết thực tiễn sâu sắc, các tác phẩm của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hàm chứa những giá trị lý luận và thực tiễn mà đội ngũ giảng viên nhà trường cần quan tâm nghiên cứu, vận dụng trong hoạt động giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học” - TS. Nguyễn Thị Châu, Hiệu trưởng Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh cho biết.

Vận dụng tác phẩm của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào giảng dạy, nghiên cứu
Các tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nội dung mang tính tổng kết sâu sắc

Qua nghiên cứu những bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, học giả Uch Leang, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á-Phi và Trung Đông, Học viện Quan hệ quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia khẳng định, các tác phẩm của nhà lãnh đạo Việt Nam mang tính tổng kết chân thực, ngắn gọn và đáng suy ngẫm .

Các tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nội dung mang tính tổng kết sâu sắc
Return to top