ClockThứ Hai, 21/02/2022 06:26

Gắn phục dựng, bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch

TTH - Từ định hướng bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, huyện A Lưới triển khai các hoạt động phục dựng, truyền dạy văn nghệ dân gian và gắn với phát triển du lịch đặc trưng của địa phương.

Bảo tồn giá trị văn hóa từ cộng đồngXây dựng hồ sơ khoa học về nghề dệt Dzèng của người Tà Ôi

Sau các lớp truyền dạy, nghệ nhân tham gia vào các hoạt động lễ hội, du lịch

Phục dựng, truyền dạy văn nghệ dân gian

Đầu năm 2022, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới phối hợp UBND xã A Roàng tổ chức lớp phục dựng, truyền dạy văn nghệ dân gian dân tộc Tà Ôi. Khác với những lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ trước đây, lớp phục dựng, truyền dạy văn nghệ dân gian lần đầu được tổ chức dành riêng cho các nghệ nhân, người có đam mê tại địa phương để phục vụ du lịch. Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện cho biết: “Trước đây, mỗi năm tổ chức 3 lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa độc đáo. Lần này, có sự thay đổi khi tổ chức gắn với hoạt động du lịch. Đội ngũ được truyền dạy sẽ phục vụ du lịch tại địa phương, phục vụ các hoạt động lửa trại, các tour để du khách trải nghiệm”.

Mỗi lớp truyền dạy chừng 20 học viên, tổ chức học liên tục trong khoảng 1 tuần, tập trung vào các kỹ năng cơ bản, động tác, giai điệu, bài hát gần gũi, đa dạng kỹ năng trình diễn nhạc cụ, biểu diễn từ đơn ca, song ca, tốp ca, múa, hòa tấu nhạc cụ... Chương trình được xây dựng gắn với đặc trưng của từng dân tộc, từng địa phương, có sự phối hợp giữa bộ phận bảo tồn văn hóa và du lịch để nội dung đảm bảo tính gắn kết cho các hoạt động hướng đến.

Anh Viên Đăng Phú, người làm du lịch tại xã A Roàng theo học lớp truyền dạy văn nghệ dân gian dân tộc Tà Ôi cho biết, trước đây khi phục vụ du khách, cũng tổ chức các hoạt động văn nghệ nhưng dựa trên sự hiểu biết của mình. Khi được học các điệu múa, bài hát, kỹ năng bài bản, sẽ áp dụng vào làm du lịch nhằm tái hiện rõ nét nhất bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc mình.

Theo bà Hồ Thị Tư, Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới, trong năm 2022, với định hướng tổ chức các tour một ngày làm người Pa Cô, ngành văn hóa - thông tin với phối hợp địa phương sẽ tổ chức lớp phục dựng, truyền dạy văn nghệ dân gian dân tộc Pa Cô cho người làm du lịch tại làng du lịch cộng đồng tại A Nôr (xã Hồng Kim). Tại xã Hồng Hạ, sẽ tập trung truyền dạy văn nghệ dân gian của đồng bào người Cơ Tu.

Gắn bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch

Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, với đặc trưng, thế mạnh của địa phương, A Lưới muốn tạo ra sản phẩm, khai thác giá trị bản sắc văn hóa gắn với du lịch để phục vụ du khách gần xa, góp phần phát triển du lịch và lan tỏa các giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới.

Cuối năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 3404/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030”. Huyện ủy A Lưới cũng đã có Nghị quyết về Bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đại diện Phòng Văn hóa và Thông tin, một trong những chỉ tiêu hướng đến là sẽ tổ chức tái hiện lễ hội Ariêu Car, Ariêu A Za tại các ngày hội văn hóa do Trung ương, tỉnh, huyện tổ chức và 100% xã khôi phục, bảo tồn không gian làng văn hóa truyền thống. A Lưới sẽ tổ chức các hoạt động định kỳ để bảo tồn văn hóa và tạo sản phẩm du lịch đặc trưng của A Lưới.

Huyện A Lưới đã và đang thực hiện kiểm kê các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, xuất bản các ấn phẩm (truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, dân ca, dân vũ, nhạc cụ, quy trình, nội dung ý nghĩa của các lễ hội, trò chơi dân gian...); ưu tiên giữ gìn, bảo tồn các loại hình nghệ thuật biểu diễn cấp bách như: chế tác, chỉnh sửa âm thanh khèn bè, tù và, kar dooc a dool, chỉnh âm thanh và nghệ thuật đánh cồng, chiêng (thanh la); lời cổ các thể loại dân ca, dân vũ... nhằm giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Mở lớp truyền dạy, sử dụng nhạc cụ truyền thống cho thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, sẽ tái hiện các lễ hội, dân ca, dân nhạc, dân vũ, các nét đẹp văn hóa vào các hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch. Ngoài ra, sẽ mở các lớp học tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, lồng ghép giới thiệu các lễ hội truyền thống, dân ca, dân nhạc, dân vũ vào chương trình dạy học.

Huyện A Lưới cũng đang xây dựng các giải pháp gắn công tác bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống và di sản văn hóa với phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái bằng cách thường xuyên hợp tác, kết nối với các công ty du lịch, các đơn vị lữ hành; tăng cường truyền thông; xây dựng và phát triển các chương trình tour hợp lý; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch gắn với các điểm di tích lịch sử, hoạt động lễ hội, sinh hoạt văn hóa.

Bài, ảnh: MINH TÂM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô

Huế sở hữu những con đường xanh và nhiều “công viên xanh”. Điều này khiến du khách gần xa mỗi khi đến Huế điều có cảm giác thư thái, dễ chịu, tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức.

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Huế tạo bức tranh lớn về du lịch

Tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách quốc tế cũng như sự ghi nhận của báo chí và những tổ chức du lịch uy tín hàng đầu thế giới, mở ra cơ hội để Huế tạo được một bức tranh lớn về du lịch. Du lịch Huế 2024 và những năm tiếp theo sẽ là những gam màu sáng.

Huế tạo bức tranh lớn về du lịch

TIN MỚI

Return to top