ClockThứ Sáu, 12/05/2023 15:59

Gìn giữ nghề đan lát của đồng bào Cơ Tu

TTH - Cuộc sống hiện tại với nhiều vật dụng mới đã len lỏi khắp các bản làng, nguy cơ mai một nghề đan lát sản phẩm mây tre rất cao bởi thiếu những chính sách bảo tồn tổng thể. Điều này khiến các nghệ nhân tâm huyết với nghề vô cùng trăn trở. Hiện nay, người thành thạo nghề chỉ còn số ít, đa phần đều cao tuổi.

“Đồng vọng” Huế xưa

leftcenterrightdel
 Nghề truyền thống đan lát ở thôn A Xăng, xã Thượng Long

Nghề truyền thống đan lát ở huyện Nam Đông đã có hàng trăm năm nay. Người dân ở đây, đặc biệt là đồng bào Cơ Tu, ai cũng đều giỏi vót nan, đan lát. Đời này nối tiếp đời kia, gắn bó với nghề truyền thống của ông cha để lại. Tuy nhiên thời gian gần đây nay, làng nghề đang đứng trước tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, có nguy cơ thất truyền, thậm chí nhiều người không còn mặn mà. Ông Ra Pat Diếc ở thôn A Xăng, xã Thượng Long, huyện Nam Đông chia sẻ: “Nghề đan lát tôi được học từ lâu rồi, giờ phải truyền lại cho con cháu, nhưng không có người học. Bây giờ muốn làm ra sản phẩm cần phải có cơ sở vật chất, kinh phí mới mở lớp truyền dạy được.”

Để giữ nghề đan lát không bị mai một, đòi hỏi phải có người kế thừa. Nhưng hiện nay, làng nghề đan lát có rất ít người trẻ theo học. Hơn nữa thu nhập của nghề mang lại tuỳ theo số lượng sản phẩm của người thợ làm ra. Trong khi đó, quy trình cho ra một sản phẩm đan lát hoàn thiện cần trải qua nhiều công đoạn thủ công. Ông Ra Pat Diệp, già làng thôn A Xăng, xã Thượng Long, huyện Nam Đông cho biết: “Chúng tôi mong muốn cấp trên có kinh phí hỗ trợ cho bà con. Trước đây, khi người dân không được hỗ trợ kinh phí hay huyện chỉ hỗ trợ 30.000 đồng nên không ai đến lớp học. Bởi người dân đi khai thác mỗi ngày được 250.000/ngày công. Chỉ có người siêng năng mới ở nhà tự làm thêm".

Trước tình hình đó, địa phương đã đưa ra những giải pháp nhằm quan tâm động viên các nghệ nhân, bà con trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào mình. UBND huyện Nam Đông đã tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình như dự án Trường Sơn Xanh để hỗ trợ, khôi phục nghề truyền thống. Từ năm 2020, dự án Trường Sơn Xanh do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ hợp tác với Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hỗ trợ các hoạt động phát triển vùng nguyên liệu mây và đào tạo nghề đan lát thủ công. Qua đó, phát triển thị trường nhằm tạo thêm thu nhập cho bà con. Anh Tà Rương Mão, cán bộ văn hóa xã Thượng Long, huyện Nam Đông nói: “Xã Thượng Long nói chung và thôn A Xăng nói riêng, bà con có nghề đan lát truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Dự án Trường Sơn Xanh đầu tư trồng mây dưới tán rừng, chặt mây làm ra sản phẩm truyền thống mới. Trước đây, sản phẩm miền núi đồng bào Cơ Tu chưa đầy đủ nhưng hiện nay đã có đa dạng sản phẩm giới thiệu cho khách trong và ngoại tỉnh".

Thực hiện dự án, nguyên liệu mây đã được trồng mới dưới những tán rừng và mây tự nhiên được bảo vệ và khai thác bền vững. Nhiều hộ gia đình cũng được đào tạo nghề để tạo nên những sản phẩm mới bên cạnh các sản phẩm truyền thống.

Ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết: Huyện đã mở các lớp tập huấn và dạy nghề đan lát cho đồng bào. Ngoài ra, các điểm đang làm du lịch cộng đồng cũng đưa những sản phẩm trưng bày, giới thiệu cho du khách để quảng bá sản phẩm và tăng nguồn thu cho người dân địa phương. Ngoài ra, còn xây dựng một số chính sách hỗ trợ người dân như ưu đãi về nguồn vốn, ưu tiên hỗ trợ kinh phí khuyến công. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình khai thác cũng như mua các nguyên liệu đáp ứng cho nhu cầu sản xuất; đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động để nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm.

Bài, ảnh: NAM LINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số

Với mục tiêu đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong hành trình thoát nghèo bền vững, thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến người dân để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số
Quý nghề xưa, giữ nếp nhà

Bánh tiến cung tưởng lùi vào dĩ vãng vẫn được gìn giữ theo cách riêng mỗi gia đình. Nhờ vậy, một dòng mạch ngầm ẩm thực âm thầm chảy trong đời sống người Huế, mang theo tình yêu và niềm tự hào một thuở…

Quý nghề xưa, giữ nếp nhà
Nước sạch về bản

Từ nay, 125 hộ dân, là đồng bào dân tộc Cơ Tu, thôn Liên Hiệp, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới không còn phải đi bộ nhiều cây số để lấy nước sạch về dùng. Bởi nước sạch do bộ đội Đoàn Kinh tế Quốc phòng (KTQP) 92 đã dẫn về tận từng nhà cho bà con.

Nước sạch về bản
Giữ nghề cha ông

Ngoài tạo ra những đồ vật thông dụng trong sinh hoạt và lao động sản xuất hàng ngày, anh Hoàng Thanh Xuân (thôn Đút 1, xã Hồng Kim, huyện A Lưới) còn kế thừa nét thẩm mỹ, văn hóa độc đáo của dân tộc nhờ trân trọng kỹ thuật đan lát của cha ông.

Giữ nghề cha ông
Trao sinh kế giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Nhờ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án (DA), chính sách dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở các huyện vùng cao như Nam Đông, A Lưới đã mạnh dạn phát triển kinh tế, từ đó từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Trao sinh kế giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo
Return to top