ClockThứ Ba, 28/11/2023 15:56

Giữ gìn bản sắc văn hóa là nền tảng phát triển kinh tế - xã hội

TTH.VN - Đó là khẳng định của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ khi cùng Đoàn khảo sát của Tỉnh ủy làm việc với Đảng bộ xã Thủy Thanh (TX. Hương Thủy) về việc triển khai Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy (khóa XVI) xây dựng văn hóa cơ sở, sáng 28/11.

Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt NamPhát huy giá trị di sản văn hóa trên tạp chí văn nghệSôi động giải đua ghe trên sông Như Ý“Chợ quê ngày hội” hưởng ứng Festival Nghề truyền thống Huế 2023

Các ý kiến cho rằng, Thủy Thanh cần có giải pháp để bảo tồn hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa địa phương  

Qua làm việc cho thấy, Đảng bộ xã Thủy Thanh đã tập trung mọi nguồn lực phát triển văn hóa bằng các mô hình, phong trào cụ thể, thiết thực. Nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di sản văn hóa được duy trì như: Chợ đêm, các làn điệu dân ca, hò, vè, bài chòi, kiến trúc nghệ thuật Cầu ngói Thanh Toàn, Phủ thờ Tôn Thất Thuyết, Đình làng Vân Thê, Đình làng Thanh Thủy Chánh và Đền Văn Thánh…

Tuy vậy, nguồn lực đầu tư bảo tồn, trùng tu di sản, di tích ở Thủy Thanh đang gặp những khó khăn. Đó là, hạ tầng du lịch chưa đáp ứng; một số tuyến đường tiếp cận điểm đến chưa đảm bảo; phát triển du lịch trên địa bàn xã chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ; các sản phẩm du lịch vẫn chưa thực sự đa dạng, quy mô còn nhiều hạn chế, chưa đặc trưng, nổi trội.

Trao đổi tại buổi làm việc, các ý kiến cho rằng, Thủy Thanh cần có giải pháp để bảo tồn hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn văn hóa địa phương. Để bảo tồn và phát triển văn hóa bền vững xã Thủy Thanh cần có chiến lược phát triển lâu dài, có kế hoạch đào tạo các thế hệ tiếp nối để bảo tồn các giá trị phi vật thể trên địa bàn; cần quan tâm, làm rõ vai trò của đảng viên, tổ dân phố, đoàn thanh niên trong phát triển văn hóa của địa phương; việc xây dựng chuẩn mực các giá trị văn hóa cần gắn với việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đánh giá cao sự vào cuộc của Đảng ủy xã Thủy Thanh trong việc bảo tồn và giữ gìn các di tích lịch sử, bản sắc văn hóa địa phương.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ Nghị quyết 04 cũng như vai trò, tầm quan trọng của xây dựng và phát triển văn hóa, du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội.

Đẩy mạnh chiến lược phát triển thương hiệu và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá mạnh mẽ về hình ảnh của Hương Thủy nói chung và Thủy Thanh nói riêng gắn liền với những đặc trưng về tiềm năng du lịch, văn hóa, lịch sử; xây dựng quy chế quản lý, sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa trên địa bàn; tăng cường xã hội hóa và huy động các nguồn lực để đẩy mạnh bảo tồn di sản, các hoạt động văn hóa, thể thao…

“Giữ gìn bản sắc văn hóa là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội, nhằm hướng tới xây dựng nếp sống văn hóa, đô thị văn minh. Muốn vậy, bên cạnh bảo tồn và phát triển song song những giá trị văn hóa truyền thống thì các giá trị văn hóa, các phong trào hoạt động mới như: Chủ nhật xanh, giảm nghèo bền vững cần tiếp tục duy trì, phát huy. Cần có quy hoạch, chiến lược phát triển lâu dài về duy trì và bảo tồn văn hóa; làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức những giá trị văn hóa; lấy văn hóa làm gốc để người dân chung tay, đồng thuận trong phát huy, bảo tồn văn hóa”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ khẳng định.

Tin, ảnh: PHONG HOÀNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho độc lập dân tộc

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 25/7, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh; Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN TP Huế; lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị lực lượng lượng vũ trang và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đã đến viếng, dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế.

Tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho độc lập dân tộc
Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách

Văn hóa bản địa là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Sự độc đáo, khác biệt của sản phẩm du lịch cũng do yếu tố văn hóa bản địa quyết định. Các địa phương tại Thừa Thiên Huế có những lễ hội đặc sắc, nhưng để thu hút khách cần thiết phải đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng từ yếu tố này và chú trọng hơn công tác quảng bá.

Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách
Nơi “gặp gỡ” văn hóa

Bên cạnh chức năng chính trưng bày các hiện vật, nhiều bảo tàng, không gian văn hóa nghệ thuật còn đảm nhận một chức năng quan trọng khác đó là tổ chức các sự kiện giao lưu, trò chuyện, tọa đàm những vấn đề liên quan. Chính những không gian như thế đã trở thành điểm đến, tạo được sự kết nối giữa giới nghiên cứu, các chuyên gia văn hóa cũng như những người có niềm đam mê gặp gỡ.

Nơi “gặp gỡ” văn hóa
50 năm một chặng đường gìn giữ văn hóa dân gian

Thừa Thiên Huế là vùng đất mang dấu ấn của thời di dân mở nước hơn 700 năm. Vì thế, cội nguồn văn hóa hình thành từ sự dung hợp bản sắc văn hóa của cư dân bản địa cùng cư dân Việt từ khắp các vùng miền của đất nước. Văn hóa dân gian luôn gắn liền với đời sống tinh thần của cộng đồng người Huế.

50 năm một chặng đường gìn giữ văn hóa dân gian
Giữ gìn nguồn nước

Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, dẫn đến nhu cầu sử dụng nguồn nước tăng cao, cộng với biến đổi khí hậu (BĐKH) khiến an ninh nguồn nước ở các địa phương tại Thừa Thiên Huế bị đe dọa. Việc lập quy hoạch, kế hoạch, phương án quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này là nhiệm vụ quan tâm hàng đầu.

Giữ gìn nguồn nước

TIN MỚI

Return to top