ClockThứ Năm, 21/09/2017 15:06

Hiện vật ở đầm Lập An có từ thế kỷ 14

TTH.VN - Liên quan đến một số hiện vật được người dân phát hiện tại đầm Lập An (thôn Hải Vân, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc), các nhà chuyên môn Viện Khảo cổ học cho biết, chúng có niên đại vào thế kỷ 14 (thời Trần).

Phát hiện mảnh nhiều gốm, sứ khi khai thác hàu

Đoàn Bảo tàng Lịch sử làm việc với gia đình ông Thám

Sau khi tiếp nhận thông tin từ địa phương, Bảo tàng Lịch sử tỉnh đã tiếp nhận hai miếng gỗ dài 1,5m, rộng từ 25 - 30cm đã bị nước ăn mòn, khó nhận dạng và 29 mảnh gốm có nhiều hình dạng khác nhau, nhiều mảnh đã vỡ nát, trong đó có nhiều mảnh gốm, sứ vẫn còn nhận dạng được, nhìn giống như nắp ấm chén bằng gốm, hoặc nắp bình gốm…

Được sự đồng ý của gia đình, số hiện vật trên được phía bảo tàng đưa về bảo quản, nghiên cứu.

Phía Bảo tàng Lịch sử sau khi lấy ý kiến các nhà chuyên môn cho biết, bước đầu phân loại thành 3 nhóm: nhóm đồ sứ, gồm 3 bát gốm sứ Trung Quốc, theo các nhà chuyên môn Viện Khảo cổ học thì các hiện vật có niên đại vào thế kỷ 14; nhóm đồ gốm: đáng chú ý là nắp ghè có tiết diện lớn, bình gốm đất nung được làm rất mỏng, tinh xảo; nhóm đồ gỗ: gồm 2 mảng gỗ lớn có thể là mạn chiếc thuyền.

Nắp ghè có tiết diện lớn

Bước đầu, phía Bảo tàng cũng nhận định khả năng ở đây là xác con tàu buôn hư hỏng, bị đắm, lâu ngày bị vùi lấp.

Được biết, địa điểm phát hiện hiện có độ sâu từ 0,5m đến 0,8m, có diện tích khoảng 400m2, cách cửa biển Lăng Cô 1km, cách đường quốc lộ 250m; khu vực này trước đây là vùng bãi bồi của đầm Lăng Cô, năm 1980 các hộ dân đến đây định cư và lập nên làng Hải Vân ngày nay.

Trước đó, như Báo Thừa Thiên Huế Online thông tin, trong lúc hút cát phía sau nhà, ở độ sâu chừng 10m, ông Trần Văn Thám (tổ dân phố Hải Vân, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) và gia đình phát hiện một số hiện vật theo dòng cát chảy vào, nhận thấy hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa nên ông đã báo cáo cơ quan chức năng.

Tin, ảnh: Quang Nguyễn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vinh danh người tặng hiện vật cho bảo tàng

Một chiếc thuyền độc mộc được nhóm thợ lặn tìm thấy và trục vớt ở lưu vực sông Bồ. Chiếc thuyền này sau đó đã được nhóm người này quyết định tặng lại cho Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế để nghiên cứu, phát huy giá trị.

Vinh danh người tặng hiện vật cho bảo tàng
Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa

Hãng tin UN News ngày 7/12 cập nhật, được hơn 140 quốc gia ủng hộ, trong phiên họp mới nhất diễn ra vào ngày 6/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết thúc đẩy cuộc chiến chống buôn bán trái phép tài sản, hiện vật văn hóa và tạo điều kiện trả lại các hiện vật bị đánh cắp cho quốc gia xuất xứ.

Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa
Tôn vinh nhiều cá nhân hiến tặng hiện vật cho bảo tàng

Trong năm 2024, có 6 cá nhân tặng hiện vật và 9 cơ sở, cá nhân sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống Huế hỗ trợ cho Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế trong công tác trưng bày, triển lãm nhằm quảng bá di sản văn hóa Huế đến với công chúng, khách tham quan.

Tôn vinh nhiều cá nhân hiến tặng hiện vật cho bảo tàng
Trân quý những tư liệu, hiện vật tưởng niệm Bác Hồ

Ngoài những di tích, những di sản văn hóa phi vật thể mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại là tình yêu thương bao la của Người dành cho Nhân dân Thừa Thiên Huế, những hồi ức của Người với vùng đất Thừa Thiên Huế còn có tình cảm đặc biệt của Nhân dân Thừa Thiên Huế đối với Người gồm hàng ngàn trang tư liệu viết và những câu chuyện kể. Đó là lòng tôn kính, tình cảm của Nhân dân Thừa Thiên Huế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động thờ cúng trong mỗi gia đình sau khi Người qua đời.

Trân quý những tư liệu, hiện vật tưởng niệm Bác Hồ
Return to top