ClockThứ Sáu, 20/12/2019 19:14

Hình tượng người lính Cụ Hồ trong văn học nghệ thuật

TTH.VN - Đó là chủ đề buổi tọa đàm do Thư viện Tổng hợp tỉnh tổ chức vào chiều 20/12, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhà văn Nguyễn Quang Hà, nhà văn Nguyễn Khắc Phê, nhà thơ Mai Văn Hoan, nhà thơ Võ Quê và NSND Ngọc Bình.

Xứng đáng người lính Cụ HồTriển lãm 50 bức ảnh về người lính Cụ HồChỉ nhận mình là người lính Cụ Hồ

Nhà văn Nguyễn Quang Hà chia sẻ câu chuyện về những ngày nằm vùng trong kháng chiến chống Mỹ

Tọa đàm nghe các văn nghệ sĩ chia sẻ về quá khứ hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, về sự hy sinh to lớn của những người lính Cụ Hồ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc. Độc giả còn được nghe những câu chuyện sống động về những ngày chiến đấu, nằm vùng của chính các nhà văn, nhà thơ, sự che chở đầy yêu thương và hy sinh của Nhân dân để nuôi giấu cán bộ... Những ngày nếm mật, nằm gai, tận mắt chứng kiến những hành động dũng cảm, tinh thần chịu đựng gian khổ, sự hy sinh to lớn của quân và dân Thừa Thiên Huế là cảm hứng, chất liệu để các nhà văn, nhà thơ sáng tác những tác phẩm về chủ đề chiến tranh.

Dịp này, các nhà văn, nhà thơ cũng chia sẻ cảm xúc về hình tượng người lính Cụ Hồ trong tác phẩm của mình, như: nhà văn Nguyễn Quang Hà với các tiểu thuyết: “Vùng lõm”, “Nếu không có Nhân dân”, “Thời tôi mặc áo lính”; nhà văn Nguyễn Khắc Phê với tập ký sự “Vì sự sống con đường”, “Đường giáp mặt trận”; nhà thơ Võ Quê với tập thơ “Một thuở xuống đường”…

Ở lĩnh vực sân khấu, hình tượng người lính xuất hiện khá nhiều trong các vở diễn ca kịch. Từng hóa thân vào nhân vật Bác Hồ và đạo diễn thành công các vở ca kịch: “Hồi ức màu đỏ”, “Điều không thể mất”, “Sáng trong như ngọc một con người”…, NSND Ngọc Bình cũng chia sẻ về những cảm xúc, khó khăn trong việc xây dựng hình tượng người lính Cụ Hồ trên sân khấu.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng

Tự truyện “Mạ tui” của Nguyễn Viết An Hòa được NXB Thuận Hóa in từ năm 2018, đã được “nối bản” nhiều ngàn cuốn, mặc dù theo quan niệm thông thường, tác giả là người không/chưa nổi tiếng. Hơn chục năm trước, trong một cuốn sách đã in, tôi nêu vấn đề “Tự truyện không chỉ dành cho người nổi tiếng”.

Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng
Không chỉ là câu chuyện trong tháng 10

Đó chỉ là một ý kiến phát biểu trong buổi Tọa đàm tại “Lan Viên Cố Tích 2 - Điểm gặp Liên Văn hóa” giữa tháng 10 vừa qua với tiêu đề: “CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG VÀ NIỀM CẢM HỨNG CỦA HẬU THẾ”, do nhà nghiên cứu lịch sử Trần Viết Ngạc chủ xướng.

Không chỉ là câu chuyện trong tháng 10
Nhà văn Hà Khánh Linh - Miệt mài với văn chương

Gần 80 tuổi, mỗi ngày bà vẫn đọc sách và Phật pháp viết bằng tiếng Pháp, đồng thời dành ra 2 tiếng tự học tiếng Trung. Nhà văn Hà Khánh Linh không chỉ “dày” trên những trang viết, mà còn đẹp ở tấm gương về rèn luyện, phấn đấu và cống hiến hết mình cho sự nghiệp văn học.

Nhà văn Hà Khánh Linh - Miệt mài với văn chương

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top