ClockThứ Năm, 10/10/2013 05:26

Chỉ nhận mình là người lính Cụ Hồ

TTH - (Nhân đọc “Chuyện của một người lính Cụ Hồ” của Nguyễn Sĩ Hạc)

Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa cho ra mắt bạn đọc tập hồi ký “Chuyện của một người lính Cụ Hồ” của Nguyễn Sĩ Hạc. Tôi đã sống với Sĩ Hạc nhiều năm, cầm trên tay quyển sách này, cuộc đời Nguyễn Sĩ Hạc trở lại trong ký ức tôi như một bộ phim dài tập.

Ai ngờ ông Trung tá quân đội, sau này về làm Chủ tịch huyện Hương Điền, sinh trên đất Thế Chí Tây xã Điền Hòa huyện Phong Điền nghèo đến nỗi 11 tuổi phải lên Huế đi ở. Ông không đau lòng chuyện làm thuê gánh mướn, mà buồn ê chề vì thấy các bạn tuổi mình được đi học, mà mình thì không. Thương quá, cha mẹ ông cho ông về đi học. Không ngờ ông học rất giỏi và viết chữ đẹp nên thầy Trợ Dung rất thương.

Vậy mà khi cách mạng bùng lên, ông lại sẵn sàng dứt khỏi khỏi mái trường, đứng trong hàng ngũ giành chính quyền, rồi tiếp đến cầm súng đánh giặc.

Đời cầm súng của Nguyễn Sĩ Hạc rất vẻ vang. Ông đánh giặc giỏi và giàu lòng thương người nên được đồng đội rất yêu mến. Chính vì vậy ông được cấp trên cho đi Trung Quốc học quân sự. Về nước ông được điều về cục tác chiến, lăn lộn với chiến trường miền Nam đầy uy tín nên ông được chuyển về làm biệt phái cho Mặt trận dân tộc giải phóng.

Sau giải phóng, Nguyễn Sĩ Hạc được phong hàm trung tá, có nhà trong Sài Gòn. Cuộc đời phía trước mở ra cho ông mênh mang. Nhưng vì nhớ quê hương, thương một đồng quê nghèo, ông xin biệt phái về quê để xây dựng đời sống cho người dân quê ông. Chỉ cần một tấm lòng lo nghĩ về dân như vậy, ông đã xứng đáng là một người lính Cụ Hồ.

Về quê, với uy tín của mình, ông được cử làm Chủ tịch huyện Phong Điền. Xin nghe ông tâm sự khi về gặp quê hương: “Phong Điền trong chiến tranh là vùng tranh chấp quyết liệt. Khi quân giải phóng chiếm được, bom đạn còn sót lại khá nhiều, rất nguy hiểm và sau đó cỏ đã mọc thành rừng”. Đúng vậy, ruộng đất ở Phong Điền lúc này có 3 loại: ruộng đồng bằng, ruộng miền núi và ruộng ven biển, tất cả vì bom đạn không ai dám đụng tới, cỏ đã mọc thành rừng.

Do thời trong quân đội quan hệ của ông rất rộng, nên về Phong Điền lúc này ông gặp lại bạn bè, đồng đội, vì vậy ông đã nhờ Trung đoàn bộ binh 6 và Lữ đoàn pháp phòng không 673 đang đóng trên đất Phong Điền cùng với thanh niên và dân quân trong huyện khẩn trương triển khai đợt rà phá bom mìn để giải phóng đất đai. Hai vùng đất nhiều mìn và chất hóa học nhất là Phong Chương và Phong Sơn, đặc biệt là Phong Sơn, Ngô Đình Thục đã xây dựng ở đây cả một đồn điền, sau đó trở thành vùng tranh chấp, nên bom đạn nhiều vô kể.

Nguyễn Sĩ Hạc kể: “Phong Điền và Quảng Điền đồng ý ngay kế hoạch khẩn hoang, phục hóa, 7.500 thanh niên mở cờ dong trống kéo về vùng Hòa Mỹ, Phong Sơn cắm trại mở hội khai hoang đúng vào sáng 14/12/1976”.

Kết quả của cuộc ra quân ấy thật vẻ vang: sau 45 ngày đã đưa vào sử dụng 1.200 héc ta, chuyển được 6.000 nhân khẩu, trong đó có 3.000 lao động lên xây dựng vùng kinh tế mới.

Mừng quá, Sĩ Hạc làm thơ:

“Bom, mìn, dây thép, bãi hoang

Phải chịu khuất phục tay nàng tay anh

Để cho luống thẳng màu xanh

Cho nhà mới mọc vây quanh lưng đồi”.

Tiếp đến Hương Điền thành lập, Nguyễn Sĩ Hạc lại được cử tới làm chủ tịch. Lúc ấy Phong Chương, Điền Hòa đã khai hoang xong, Nguyễn Sĩ Hạc lại tiếp tục hô hào: “Tôi đi khảo sát vùng đất Hương Trà, vẫn đang trong tình trạng khó khăn, người dân thiếu đất canh tác. Đến vùng Bình Điền, Khe Điêng đất bỏ hoang còn khá nhiều, tôi nảy ra ý định khai hoang vùng đất này”.

Trong tình trạng huyện đang nghèo, vẫn cố gắng khích lệ dân tự túc thêm, Hương Điền đã huy động được 8.000 thanh niên nam nữ toàn huyện tham gia khai hoang Bình Điền. Cùng lúc đó, huyện còn huy động được 4.000 thanh niên nữa, tham gia “công trường Chương Bình” đắp đập Mỹ Xuyên ngăn mặn phá Tam Giang.

Hương Điền thoát khỏi đói nhờ tinh thần quyết tâm mở đất ấy. Không tôn tích nhau cũng phải nói thực đó là công của Nguyễn Sĩ Hạc.

Mải miết theo bước đi của Nguyễn Sĩ Hạc. Tôi cảm động nhất là khi anh về thăm 2 hợp tác xã đánh bắt ngoài khơi. Cả hai hợp tác đều nghèo đói. Cụ thể là hợp tác xã Phương Định khi hình thành có 30 chiếc thuyền đánh bắt nay chỉ còn lại 2, 3 chiếc còn tương đối tốt.

Tìm ra nguyên nhân, Nguyễn Sĩ Hạc đau nhói trong tim thốt lên thành lời: “Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”. Vậy là tinh thần tập thể kém vì ý thức lãnh đạo kém.

Trước tình hình ấy, Nguyễn Sĩ Hạc quyết định: giải thể hợp tác xã nghề cá Phương Định. Bắt đầu từ đây ghe thuyền xăm lưới của ai trả lại cho người ấy quản lý, tổ chức lại phương thức sản xuất.

Việc làm của Nguyễn Sĩ Hạc được bà con Phương Định rất đồng tình. 5 tháng sau quay lại, 30 thuyền ghe đã được khôi phục, đóng thêm được 10 chiếc nữa. Năm 1981, Phương Định bán 6 tấn ruốc khô cho Nhà nước. Đời sống dân ổn định hẳn lên.

Nguyễn Sĩ Hạc là vậy đó.

Ông căn dặn đời mình:

“Đa hình, đa dạng, đa phương

Con trường, tâm huyết đúng đường mà đi

Vị tha gạt bỏ sân si

Tất đời phải đạo việc gì cũng nên”.

Cho đến lúc này đã ngoài tuổi 80, lúc nào Sĩ Hạc cũng chỉ nhận mình là một người lính Cụ Hồ.

Quý Hoàng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Tôn vinh nhiều cá nhân hiến tặng hiện vật cho bảo tàng

Trong năm 2024, có 6 cá nhân tặng hiện vật và 9 cơ sở, cá nhân sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống Huế hỗ trợ cho Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế trong công tác trưng bày, triển lãm nhằm quảng bá di sản văn hóa Huế đến với công chúng, khách tham quan.

Tôn vinh nhiều cá nhân hiến tặng hiện vật cho bảo tàng
Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Giao lưu “Người Huế kể chuyện Huế”

Sáng 17/11, Nhà Xuất bản Kim Đồng phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế, Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế tổ chức chương trình “Người Huế kể chuyện Huế”, giao lưu với nhà văn, nhà báo Phi Tân và nhà văn, nhà nghiên cứu Lê Vũ Trường Giang nhân dịp ra mắt sách “Người Huế kể chuyện Huế” và “Học trò bên kia phá Tam Giang”.

Giao lưu “Người Huế kể chuyện Huế”
Return to top