ClockThứ Tư, 21/11/2018 06:25

Hơn 1,3 tỷ đồng bảo vệ và phát huy giá trị di sản bài chòi

TTH.VN - Đó là nội dung Quyết định 2706 của UBND tỉnh phê duyệt đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2023.

Bài chòi "hút" người chơi nhờ những điệu hòTìm hiểu nghệ thuật Bài chòi dân gian Trung Bộ

Di sản nghệ thuật bài chòi tại Thừa Thiên Huế sẽ được đầu tư bảo vệ và phát huy giá trị

Mục tiêu của đề án là bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật bài chòi - di sản văn hóa phi vật thể thế giới tại Thừa Thiên Huế. Trong đó, sẽ tiến hành nghiên cứu, hoàn thiện và số hóa cơ sở dữ liệu về di sản nghệ thuật bài chòi; ban hành cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát huy giá trị, đưa bài chòi vào giới thiệu tại trường học. Đồng thời, duy trì và thành lập mới các CLB bài chòi tại các địa phương, tổ chức trình diễn nghệ thuật bài chòi trong dịp Festival Huế, Festival làng truyền thống Huế và ngày lễ tết để giới thiệu đến người dân, du khách.

Cùng với việc tổ chức bồi dưỡng cho các diễn viên, nghệ nhân về kỹ năng thực hành di sản nghệ thuật bài chòi; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm nghiên cứu về bài chòi, sẽ xem xét đề nghị phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú cho các nghệ nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật bài chòi.

Kinh phí thực hiện đề án khoảng hơn 1,3 tỷ đồng. Sở Văn hóa và Thể thao sẽ chủ trì xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện đề án.

Ngày 7/12/2017, di sản nghệ thuật bài chòi Trung bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam
Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Return to top