ClockThứ Năm, 17/08/2023 14:49

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

TTH.VN - Năm nay, Lễ hội Điện Huệ Nam tháng 7 âm lịch dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 23-25/8 (nhằm ngày 8-10/7 âm lịch) tại 352 Chi Lăng (TP. Huế), Điện Huệ Nam và đình làng Hải Cát với quy mô khoảng 25.000 người.

Hàng ngàn người dự lễ hội điện Huệ NamTái hiện lễ rước bằng đường bộ ở lễ hội điện Huệ NamTheo dòng sông Hương

leftcenterrightdel
Có hơn 80 bằng, án và thuyền đơn đăng ký tham dự lễ hội Điện Huệ Nam vào tháng 7 âm lịch này

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023.

Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na được cử hành vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch hàng năm. Hoạt động được đánh giá tràn đầy màu sắc và sôi động, thu hút đông đảo tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu với hàng vạn lượt người đến tham dự. Đây cũng được xem là một Festival văn hóa dân gian, cộng đồng đặc trưng của vùng đất Cố đô.

Đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 80 bằng, án và thuyền đơn đăng ký tham dự lễ hội. Tại lễ hội sẽ có các hoạt động như: Lễ Cung nghinh từ 352 Chi Lăng để di chuyển lên Điện Huệ Nam, Lễ Cung nghinh từ long thuyền lên Chánh Điện Huệ Nam, Khai hội – lễ Cáo Yết vào ngày 23/8; Lễ Chánh tế và cầu nguyện Quốc thái Dân an, Lễ hành hương của Đạo hữu, Cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Tứ phủ lên dự lễ tế tại Đình làng Hải Cát. Sinh hoạt lễ hội tại khu vực Đình làng Hải Cát vào ngày 24/8; Lễ Chánh tế tại Đình làng Hải Cát, hồi loan về Điện Huệ Nam, Lễ Hoàn tạ và Bế mạc Lễ hội tại Điện Huệ Nam vào ngày 25/8.

Lễ hội Điện Huệ Nam tháng 7 âm lịch là một trong những hoạt động thuộc Lễ hội mùa Thu, nằm trong khuôn khổ Festival Huế năm 2023. Lễ hội diễn ra nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản gắn với di tích. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ - di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận.

Ban tổ chức đã yêu cầu các đơn vị liên quan tổ chức lễ hội với quy mô, nội dung phù hợp, đảm bảo trang trọng, thiết thực, hiệu quả. Các hoạt động nghi thức phải tổ chức theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa. Thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trong quá trình diễn ra lễ hội.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rực rỡ đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam

Đông đảo người dự lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) đã tham gia lễ rước bộ từ Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP. Huế) lên Nghinh Lương Đình trước khi xuống thuyền để di chuyển lên điện.

Rực rỡ đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam
Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộ

Đoàn rước đường bộ xuất phát từ 352 Chi Lăng để di chuyển lên Nghinh Lương Đình. Cùng lúc, đoàn thuyền xuất phát từ 352 Chi Lăng lên bến Nghinh Lương Đình chờ để nhập đoàn đường bộ rước Mẫu lên điện Huệ Nam.

Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộ
Thông tin doanh nghiệp
Mối tương quan giữa âm lịch và dương lịch

Hiện nay, mỗi khu vực trên thế giới đều có những cách tính thời gian khác nhau. Lịch âm, lịch dương và lịch âm dương là 3 loại lịch phổ biến được sử dụng trên mỗi quốc gia. Vậy âm lịch và dương lịch có sự tương quan như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cập nhật chi tiết cho bạn.

Mối tương quan giữa âm lịch và dương lịch

TIN MỚI

Return to top