ClockThứ Năm, 21/12/2023 15:00

Hợp tác cùng các nhà khoa học Pháp và Nhật bản về lưu trữ, tìm kiếm tư liệu

TTH.VN - Nhân chuyến làm việc tại Huế và tham dự Hội thảo “Quá trình Duy Tân tại Huế và Trung bộ trong thời kỳ Pháp thuộc” mới đây, Đoàn chuyên gia cùng các nhà khoa học đến từ Pháp và Nhật Bản đã có chuyến thăm, làm việc với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tại Tàng Thư lâu.
Các chuyên gia trao đổi về tư liệu tại Tàng thư lâu (Ảnh TT BTDT)

Tham dự có PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Ngọc, Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Aix Marseille; bà Olivia Pelletier - Giám đốc quỹ tài liệu Đông Dương tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại quốc gia Pháp (Archives nationales d’Outre-mer, ANOM); PGS.TS. Frederic Roustan, Viện Đông Á thuộc Đại học Lyon (Cộng hòa Pháp) cùng lãnh đạo Trung tâm.

Tại buổi làm việc, Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế Hoàng Việt Trung bày tỏ tầm quan trọng của lưu trữ dữ liệu và mong muốn tìm kiếm các dữ liệu về Nhã nhạc, cổ vật, cây xanh; tư liệu bài viết, hình ảnh để phục vụ công tác phục hồi, nghiên cứu, trùng tu quần thể di tích Huế. Ông Hoàng Việt Trung cũng chia sẻ mong muốn tham gia các chương trình hợp tác nghiên cứu quốc tế về văn hóa - di sản với Pháp và Nhật Bản.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Ngọc, ở Viện nghiên cứu châu Á, bà cùng đồng nghiệp nước ngoài rất hiểu về tầm quan trọng của Huế, của tư liệu, tài liệu đối với Huế và những nghiên cứu về Huế đối với Viện nên bà rất mong lãnh đạo tỉnh cũng như Trung tâm BTDTCĐ Huế giúp đỡ, hỗ trợ trong việc thực hiện những hoạt động trên. Đồng thời, hỗ trợ các nhà nghiên cứu nước ngoài, những người Việt đào tạo thế hệ trẻ, chuyển giao tri thức và tư liệu. “Chúng tôi mong Tàng Thư lâu sẽ là “địa chỉ đỏ” cho những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu về miền Trung sẽ tới đây và được tiếp đón, có tài liệu, có thể làm việc”, bà nói.

 Bà Olivia Pelletier - Giám đốc quỹ tài liệu Đông Dương tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại quốc gia Pháp thăm điện Kiến Trung (Ảnh TTBTDT)

Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế cho rằng, thông qua buổi làm việc với các chuyên gia hàng đầu của Pháp và Việt Nam đã mở ra cơ hội hợp tác và chia sẻ các tư liệu. Đây là vấn đề quan trọng, bức thiết mà Trung tâm mong muốn hợp tác, quan tâm giúp đỡ để phục hồi các giá trị di sản của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Trước đó, bà Olivia Pelletier - Giám đốc quỹ tài liệu Đông Dương tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại quốc gia Pháp đã đến thăm Tàng Thư Lâu, điện Kiến Trung và có buổi làm việc cùng Trung tâm.

Hai bên đã cùng trao đổi về các khả năng hợp tác giữa Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại quốc gia Pháp và Trung tâm BTDTCĐ Huế. Bà Olivia Pelletier hứa sẽ tạo mọi điều kiện hỗ trợ tốt nhất và cho phép chuyên viên nghiên cứu của Trung tâm BTDTCĐ Huế có thể tiếp cận, sao chụp đầy đủ tư liệu tại Pháp nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và trùng tu các di tích tại Huế.

Được biết, Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại quốc gia Pháp hiện bảo tồn và lưu giữ toàn bộ những tài liệu quan trọng nhất về lịch sử thuộc địa Pháp từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 20 ở Pháp. Trong đó, kho lưu trữ tài liệu về Đông Dương ước tính dài hơn 3 km gồm các hồ sơ, bản đồ và sơ đồ địa lý, sổ hộ tịch và thư tín cũng như một số lượng lớn về tranh ảnh và nhiều tài liệu thuộc tư nhân.

 

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trùng tu di tích đình làng

Là địa phương có khá nhiều đình làng và di tích văn hóa lịch sử, thời gian qua TP. Huế ưu tiên nguồn lực bố trí vốn đầu tư nâng cấp, trùng tu các công trình đình làng nhằm góp phần bảo tồn và phục hồi, hướng đến tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch tại các di tích.

Trùng tu di tích đình làng
Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã

Ngày 7/4, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) tổ chức buổi tọa đàm: Sinh viên với hành động vì động vật hoang dã.

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

TIN MỚI

Return to top