ClockThứ Tư, 23/03/2022 21:53

Hợp tác phát triển di sản văn hóa

TTH.VN - Ngày 23/3, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế có buổi làm việc với đoàn Viện Khoa học công nghệ kỹ thuật cao Hàn Quốc.

Mở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóaCHLB Đức tiếp tục hỗ trợ trùng tu di sản HuếChia sẻ kinh nghiệm bảo tồn kiến trúc, cảnh quan đô thị di sản

Việc hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Khoa học công nghệ kỹ thuật cao Hàn Quốc sẽ góp phần phát triển di sản văn hóa Huế. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Hai bên đã trao đổi về chương trình hợp tác nhằm thực hiện nghiên cứu về các di sản văn hóa kỹ thuật số cần thiết để quy hoạch một bảo tàng kỹ thuật số trong khuôn khổ dự án “Xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh ở Việt Nam”; Chia sẻ thông tin và đề xuất lựa chọn chủ đề, nội dung cho các triển lãm. Các chủ đề được lựa chọn thể hiện dưới dạng nội dung số cho triển lãm “Di sản Huế” và “Văn hóa Huế”, bao gồm các di sản thế giới: di sản vật thể, phi vật thể, tư liệu được UNESCO công nhận; trang phục truyền thống, ẩm thực và lễ hội truyền thống…

Hai bên cùng đại diện lãnh đạo Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh cũng đề xuất kế hoạch hợp tác chung về công nghệ thông tin và công nghệ văn hóa cho sự phát triển của di sản văn hóa Huế và thành phố Huế trong thời gian tới.

Trước đó, ngày 12/12/2021, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trường cao học Công nghệ Văn hóa, Viện Khoa học công nghệ kỹ thuật cao Hàn Quốc đã trao đổi thống nhất và ký kết bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác và quan hệ hữu nghị, phối hợp thực hiện các nghiên cứu chung của dịch vụ quản lý dự án dành cho dự án “Xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh ở Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ.

* Cùng ngày, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trường tiểu học Thuận Thành, TP. Huế tổ chức chương trình “Di sản với học đường”.

160 em học sinh của Trường tiểu học Thuận Thành đã đến tham quan Đại Nội, được nghe giới thiệu về lịch sử triều Nguyễn cũng như giá trị, đặc trưng văn hóa, lịch sử của những công trình kiến trúc quan trọng tại đây. Ngoài ra, các em còn được tham gia các trò chơi đố vui có thưởng liên quan đến kiến thức lịch sử, văn hóa di sản; thưởng thức Nhã nhạc, âm nhạc cung đình Huế tại Nhà hát Duyệt Thị Đường...

Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di sản thời số hóa

Ứng dụng công nghệ số đang góp phần thay đổi phương thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả.

Di sản thời số hóa
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Return to top