ClockThứ Bảy, 19/03/2022 14:30

Huế Then & Now

TTH - Nhằm trao đổi thông tin, sẻ chia ý kiến cũng như thể hiện tình yêu đối với di sản, những người yêu Cố đô đã tạo nên Huế Then & Now - diễn đàn hấp dẫn, thú vị cho những người yêu lịch sử, văn hóa, kiến trúc, cảnh quan di sản Huế.

“Huế đem đến cho tôi nhiều thử thách thú vị”Góc nhìn nhiều phía về sinh viên tiếp cận di sản văn hóa HuếQuảng bá di sản Huế qua cổ phục

Những bức ảnh tư liệu quý hiếm nhuốm màu thời gian được chia sẻ trong Huế Then & Now

Xưa và nay

Năm 2014, sau khi cuốn sách đầu tiên của mình về Sài Gòn ra đời, nhà sử học, nhà nghiên cứu Tim Doling đã cùng Saigoneer thành lập nhóm Facebook Sài Gòn - Chợ Lớn Then & Now. Từ động lực ấy và với tình yêu mãnh liệt dành cho Huế, năm 2017, trước khi xuất bản cuốn sách Exploring Huế, ông đã chung tay cùng hai người bạn là anh Trần Văn Dũng và anh Đặng Lâm để tạo nên nhóm Huế Then & Now, một địa chỉ thú vị giúp quảng bá hình ảnh, chia sẻ kiến thức về di sản Huế.

Ông Tim Doling chia sẻ: “Huế Then & Now là một trong chuỗi các trang Facebook được tạo lập, bao gồm Saigon Chợ Lớn Then & Now, Quảng Nam Then & Now, Hà Nội and the Red River Delta Then & Now. Từ việc so sánh ảnh cũ với ảnh hiện tại ở cùng một địa điểm, không chỉ chiêm ngưỡng những bức ảnh tư liệu quý hiếm nhuốm màu thời gian, người xem sẽ như trở về Huế xưa với những hoài niệm một thuở vàng son”.

Những hình ảnh tư liệu trang Huế Then & Now đăng tải hầu hết được trích từ nguồn tài liệu nước ngoài của các nhà du hành đã ghé thăm và viết về Huế vào giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, hoặc bài viết của các học giả, những ấn phẩm báo, tạp chí xuất bản bằng tiếng Anh, Pháp cách đây gần trăm năm. Vì vậy, đây là những bức ảnh tư liệu vô cùng quý giá ghi dấu ấn từ Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, cửa Hiển Nhơn đến lăng vua Gia Long, vua Minh Mạng, vua Khải Định... Từ góc nhỏ phố cổ Bao Vinh đến nhà thờ Phủ Cam, cầu Trường Tiền hay một góc đường tấp nập trong lòng thành phố. Với hơn 3,9 nghìn thành viên và rất nhiều tư liệu ảnh được chia sẻ, những người yêu xứ Huế có thể cảm nhận những khoảnh khắc quý giá của mảnh đất Cố đô qua nhiều dấu mốc của thời gian, không gian và cảnh quan kiến trúc.

Thu nhặt kiến thức

Đối với Chí Công, một bạn trẻ xứ Huế yêu thích du lịch, trải nghiệm, Huế Then & Now đã mang đến cho anh những cảm xúc vô cùng khó tả. Chàng trai 9X bộc bạch: “Từ trang Facebook này, mình đã nhìn thấy một xứ Huế rất khác. Những con đường, những công trình gắn với tuổi thơ trước đây đối với mình đều vô cùng thân thuộc, gần gũi. Giờ đây mình lại càng yêu quý hơn khi chứng kiến cũng chính công trình ấy nhưng với mốc thời gian là cách đây là hàng chục, thậm chí cả trăm năm”.

Riêng với những người làm nghiên cứu, Huế Then & Now không chỉ mang đến những thông tin hữu ích, đây còn là diễn đàn với vô vàn những điều bất ngờ và lý thú. Anh Trần Văn Dũng, một trong các thành viên sáng lập nhóm, chia sẻ: “Năm 2016, bức ảnh “1077. AN NAM - Hué - Palais du Prince Tuyen - Hoa, frère du Roi” (Phủ hoàng tử Tuyên Hóa, em trai nhà vua) được đăng tải trên Huế Then & Now đã khiến tôi và nhiều người hết sức ngỡ ngàng. Vì từ trước đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến công trình kiến trúc tuyệt đẹp kết hợp giữa hai phong cách Đông, Tây này”.

Từ bức ảnh này, nhiều luồng ý kiến trái chiều về lai lịch và chủ nhân công trình trên đã xuất hiện. Có người còn cho rằng bức ảnh này chụp phủ An Định của Phụng Hóa công Bửu Đảo (tức vua Khải Định về sau), là tiền thân cung An Định hiện nay. Sau quá trình nghiên cứu, khảo sát, anh Trần Văn Dũng đã có bài nghiên cứu công bố trên Tạp chí Sông Hương khẳng định bức ảnh trên là kiến trúc phủ đệ Tuyên Hóa vương Bửu Tán (vị hoàng tử thứ 9 của vua Dục Đức) chứ không phải cung An Định như nhiều người nhầm tưởng.

Từ khi được thành lập, Huế Then & Now đã tạo ra một diễn đàn hấp dẫn, là địa chỉ thú vị, đáng tin cậy dành cho những người yêu mến lịch sử, di sản văn hóa Huế. Không chỉ trao đổi thông tin, những bức ảnh tư liệu về Cố đô và hình ảnh ngày nay được chụp lại cùng vị trí đã mang đến nhiều thông điệp ý nghĩa, từ đó góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế trong đời sống xã hội đương đại.

Bài: Mai Huế

Ảnh: Nhân vật cung cấp

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử:
Cách làm hay ở Kim Long

Đảng ủy phường Kim Long (TP. Huế) đã tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng địa phương. Đây là hình thức truyền thông giáo dục sinh động, không chỉ giúp lan tỏa giá trị lịch sử mà còn góp phần nâng cao nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân…

Cách làm hay ở Kim Long
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top