ClockThứ Năm, 07/12/2023 21:14

“Hướng đến một chương trình nghị sự bền vững dành cho Di sản miền Trung Việt Nam”

TTH.VN - Là chủ đề của Hội thảo Nghiên cứu quốc tế do Đại sứ quán Ý và UNESCO Việt Nam đồng chủ trì, Đại học Bách khoa Marche và Đại học Khoa học, Đại học Huế tổ chức ngày 7/12 tại Trung tâm Văn hóa Ý, Hà Nội. Đây hoạt động cuối cùng trong chuỗi hợp tác khoa học kéo dài ba năm giữa các đơn vị.
 Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung trình bày tại hội thảo (Ảnh TTBTDT )

Hội thảo tập trung vào việc đánh giá giá trị của các loại di sản nhằm nhấn mạnh các vấn đề quan trọng trong việc bảo tồn lâu dài và tăng cường trách nhiệm trong hợp tác với các ban quản lý di tích và các cộng đồng địa phương.

Tại hội thảo, các vấn đề chính được thảo luận liên quan đến những chiến lược đang được thực hiện vì một chương trình nghị sự bền vững dành cho Di sản miền Trung Việt Nam, các di sản UNESCO, công viên, vườn quốc gia và bảo tàng; cam kết thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương thông qua các dự án giáo dục và cam kết cân bằng ưu đãi du lịch với nhu cầu bảo tồn và tính toàn vẹn của các khu di sản. Đồng thời đưa ra đề xuất về một cuộc đối thoại chặt chẽ giữa các học giả, chuyên gia và các tổ chức chính đại diện cho các ban quản lý di tích và các cộng đồng địa phương ở mọi cấp độ, tập trung vào việc đánh giá giá trị của các loại di sản nhằm nhấn mạnh các vấn đề quan trọng trong việc bảo tồn lâu dài và tăng cường trách nhiệm trong hợp tác với các ban quản lý di tích và các cộng đồng địa phương.

Trong ba phiên làm việc của hội thảo: Di sản và Miền Trung Việt Nam, Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Nghiên cứu So sánh Đông và Tây - Di sản của các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Bình nhằm làm sáng tỏ các giá trị, các chính sách của địa phương, các vấn đề về bảo tồn, các câu hỏi về bản sắc và tính xác thực, tiềm năng trong việc thiết kế các tuyến văn hóa du lịch và hơn thế nữa là chia sẻ kiến thức bằng cách kể chuyện kết hợp các giải pháp đa phương tiện vì sự phát triển có trách nhiệm và bền vững. Ngoài ra, sự hiện diện của Bộ Văn hóa Ý, CASE (Trung tâm Nghiên cứu Châu Âu) và một số tổ chức văn hóa và thương mại được lựa chọn của Ý sẽ cung cấp nhiều chủ đề hơn để so sánh về di sản vật thể và phi vật thể.

Tham gia tại hội thảo, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã trình bày các nội dung về “Hệ sinh thái cảnh quan văn hóa trong quy hoạch quần thể Lăng Vua Gia Long – Định hướng phát triển bền vững Tour du lịch sinh thái cộng đồng” và Ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo tồn di sản văn hóa: “Chuyển đổi số góp phần gìn giữ giá trị di sản và văn hóa Huế”. 

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người bảo tồn nhà gươl truyền thống

Ghé bản A Xăng, xã Thượng Long, huyện Nam Đông vào những ngày cuối tháng 5, dưới cái nắng trưa oi ả, già Ra Pat A Ray đã đứng đợi sẵn từ đầu ngõ đón chúng tôi. Giữa căn nhà gươl truyền thống, một mâm cơm dân dã đã được chuẩn bị sẵn…

Người bảo tồn nhà gươl truyền thống
Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử

Ngoài hệ thống di sản Huế, đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm đến tham quan, dâng hương tưởng niệm các điểm di tích lịch sử khác trên địa bàn tỉnh, đông nhất tập trung ở Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây) và Khu di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu (phường Trường An, TP. Huế).

Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử
Trùng tu di tích đình làng

Là địa phương có khá nhiều đình làng và di tích văn hóa lịch sử, thời gian qua TP. Huế ưu tiên nguồn lực bố trí vốn đầu tư nâng cấp, trùng tu các công trình đình làng nhằm góp phần bảo tồn và phục hồi, hướng đến tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch tại các di tích.

Trùng tu di tích đình làng
Return to top