ClockThứ Hai, 30/01/2023 12:28

Khai hội đền Huyền Trân “ngưỡng vọng tiền nhân”

TTH.VN - Hàng ngàn người dân, du khách thập phương đã cùng về dự lễ hội đền Huyền Trân, khai mạc sáng Mồng 9 Tết (30/1) tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân (dưới chân núi Ngũ Phong, phường An Tây, TP. Huế).

Sắc màu làng hương Thủy XuânKhai hội Đền Huyền TrânDâng hương tưởng niệm Huyền Trân Công Chúa

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng các đại biểu tham dự lễ hội dâng hương tại đền thờ Huyền Trân công chúa

Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì nằm trong chương trình lễ hội mùa Xuân của Festival Huế 2023. Đến dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; 

Sau phần nghi lễ và đánh trống khai hội, các đại biểu cùng dâng hương, hoa tưởng nhớ, tri ân công ơn của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân với những công lao to lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước.

Huyền Trân công chúa là một nhân vật lịch sử nổi tiếng, cùng với vua cha Trần Nhân Tông, là những danh nhân gắn liền với sự hình thành của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế. Trong tâm thức cộng đồng, bà là một người phụ nữ hiếu nghĩa vẹn toàn, yêu nước thương dân. Vâng lệnh vua cha, Huyền Trân đã gác tình riêng để theo chồng là quốc vương Champa, nhằm lập mối hòa hiếu với lân bang và mở mang bờ cõi của đất nước về phương Nam vào đầu thế kỷ XIV.

Từ món quà cưới của Bà, Đại Việt có thêm “hai châu Ô, Lý vuông ngàn dặm”, trong đó có vùng đất Huế (Thuận Hóa). Vì thế, Huyền Trân công chúa đã được nhân dân tôn vinh, dựng đền để thờ phụng, truyền tụng nhiều giai thoại nhằm tri ân và ghi nhớ công lao của bà.

Ngày nay, định kỳ hằng năm, Lễ hội đền Huyền Trân được Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức chức vào ngày mồng 9 tháng Giêng - ngày giỗ của Huyền Trân công chúa. Điều này thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc nhằm tri ân các bậc tiền nhân đã có công với dân, với nước trong việc mở mang bờ cõi.

Nằm trong chương trình lễ hội năm nay còn có nhiều hoạt động khác phục vụ người dân và du khách như biểu diễn Ca Huế, các trò chơi dân gian, võ thuật, các nghề thủ công truyền thống, trình diễn áo dài, triển lãm tranh ảnh…

Những hình ảnh được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Mở đầu lễ hội là hoạt cảnh rước công chúa Huyền Trân

Huyền Trân công chúa là một nhân vật lịch sử nổi tiếng, cùng với vua cha Trần Nhân Tông, là những danh nhân gắn liền với sự hình thành của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đánh trống khai hội

Đông đảo đại biểu, du khách và người dân vào dâng hương tưởng nhớ công lao của Huyền Trân công chúa

Đông đảo người dân đến Trung tâm văn hóa Huyền Trân, dưới chân núi Ngũ Phong để tham dự lễ hội

Một góc không gian thư pháp bên trong khu vực diễn ra lễ hội đền Huyền Trân

Sân khấu Ca Huế tại Lễ hội đền Huyền Trân

Không gian Bài Chòi phục vụ nhu cầu vui chơi của người dân, du khách thập phương

N. MINH (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tìm giải pháp bảo tồn lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu

UBND huyện Nam Đông và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan sẽ khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin về lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông. Điều này làm cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ, toàn diện một quy trình nghi lễ bỏ mả truyền thống cho công tác phục hồi, bảo tồn phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu.

Tìm giải pháp bảo tồn lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu
Khám phá lễ hội tôn vinh sự sáng tạo của các nghệ sĩ khuyết tật ở Anh

Khi các kỹ năng và thế mạnh của các vận động viên khuyết tật đang tiếp tục gây ấn tượng tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paris (Paralympic Paris), thì tại thủ đô London của Anh cũng đang diễn ra lễ hội nghệ thuật giới thiệu tài năng và sự độc đáo của các nghệ sĩ khuyết tật.

Khám phá lễ hội tôn vinh sự sáng tạo của các nghệ sĩ khuyết tật ở Anh
Quảng trường văn hóa, thể thao đưa vào hoạt động trong năm 2025

Khuôn viên Trung tâm Thể thao Thừa Thiên Huế đang được cải tạo, chỉnh trang trở thành Quảng trường Văn hóa thể thao Thừa Thiên Huế, nơi sẽ diễn ra các hoạt động, sự kiện văn hóa, lễ hội và thể thao xứng tầm quốc tế. Quảng trường này một khi đi vào hoạt động sẽ tạo diện mạo mới cho đô thị Huế cũng như nhu cầu thụ hưởng văn hóa thể thao của người dân.

Quảng trường văn hóa, thể thao đưa vào hoạt động trong năm 2025
Khai hội điện Huệ Nam

Lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) vừa chính thức bắt đầu vào ngày 11/8 tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP. Huế).

Khai hội điện Huệ Nam
Return to top