ClockThứ Ba, 06/10/2020 07:46

Không gian nào cho áo dài ngũ thân?

TTH.VN - Để tôn vinh áo dài nam truyền thống, Sở Văn hóa và Thể thao, đơn vị được tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” đã tiên phong may đồng phục áo dài ngũ thân cho nam công chức. Tuy nhiên, hiện có nhiều tranh cãi xung quanh hoạt động này.

Áo dài ngũ thân - có thể là đồng phục học đường?Áo dài nam nơi công sở - đừng vội bài bác

Quang cảnh buổi giao lưu. Ảnh: Phan Thành

Vì thế, việc mặc áo dài nam trong hoàn cảnh nào, không gian nào là phù hợp là vấn đề được nhiều người quan tâm. Xuất phát từ thực tế đó, Thừa Thiên Huế Online tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “KHÔNG GIAN NÀO CHO ÁO DÀI NGŨ THÂN”?

Tham dự buổi giao lưu trực tuyến hôm nay về phía các khách mời có:

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa; -TS. Thái Kim Lan; nhà thiết kế Quang Hòa; họa sĩ Đỗ Văn Lân, cán bộ Sở Văn hóa và Thể thao.

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áo dài Huế và huyền thoại chim phụng

Tiếp tục tôn vinh và khẳng định vị thế Huế Kinh đô áo dài và hướng đến sự kiện Huế-thành phố trực thuộc trung ương, Chương trình nghệ thuật Áo dài Huế 2024 tạo cơ hội gặp gỡ và tỏa sáng vẻ đẹp Huế gắn với xây dựng và phát triển áo dài Huế trở thành thương hiệu đặc sắc.

Áo dài Huế và huyền thoại chim phụng
Sau Di sản quốc gia, áo dài Huế hướng đến Di sản nhân loại

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là vinh dự, tự hào mà còn khẳng định áo dài Huế luôn mang đậm giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, có sức sống mãnh liệt trong suốt chiều dài lịch sử - ông Phan Thanh Hải, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đã nhấn mạnh như thế với Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi chia sẻ về câu chuyện áo dài vừa được ghi danh.

Sau Di sản quốc gia, áo dài Huế hướng đến Di sản nhân loại
Áo dài trong đời sống Huế

Suốt dọc dài dải đất chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có. Nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây. Một dấu mốc quan trọng của trang phục áo dài Huế là vào năm 1744, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi ở Phú Xuân đã ban hành nhiều chính sách và đề cập đến việc sửa đổi y phục. Sang Triều Nguyễn, triều đình đã ban bố lệnh, tạo cơ hội cho phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung mặc áo dài thường xuyên. Theo đó, truyền thống mang áo dài dần đi vào nếp sống hằng ngày của người dân.

Áo dài trong đời sống Huế
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Áo dài Việt & góc nhìn từ Hanbok

Áo dài, một sản phẩm đặc trưng, là một trong những yếu tố quan trọng làm nên hồn cốt dân tộc Việt Nam. Nhưng để áo dài thực sự trở thành thương hiệu quốc gia nổi tiếng, sản phẩm công nghiệp sáng tạo - công nghiệp văn hóa, có lẽ chúng ta còn phải nỗ lực rất nhiều. Những gì mà người Hàn Quốc đã làm cho Hanbok chính là một trong những cách làm hay mà chúng ta cần tham khảo.

Áo dài Việt  góc nhìn từ Hanbok
Return to top