ClockThứ Bảy, 10/11/2018 14:04

Không gian văn hóa

TTH - Khái niệm không gian văn hóa được nhắc đến nhiều gần đây tại Huế và thường gắn liền với một di tích lịch sử, ví như lầu Tứ Phương Vô Sự, cung Trường Sanh hay khu Lục Bộ Huế.

Xây dựng không gian văn hóa nghệ thuật trên đường Lê Lợi từ cầu Phú Xuân đến cầu Trường TiềnMột không gian nên dành cho văn hóa nghệ thuậtDấu ấn văn hóa Hàn Quốc

Cách nay hai năm, ngôi nhà ở địa chỉ 79 Nguyễn Chí Diểu thuộc không gian Lục Bộ (6 bộ cai quản việc nước) được giới thiệu là một điểm đến văn hóa đặc sắc, góp phần quảng bá di sản văn hóa Huế. Dưới thời vua Thành Thái, đây là nơi làm việc của Thượng thư Bộ Học và Văn phòng Chính phủ đại thần.

Gần đây thu hút sự quan tâm của dư luận là câu chuyện về triển khai xây dựng không gian văn hóa nghệ thuật trung tâm thành phố Huế ở ven bờ sông Hương dọc theo tuyến phố Lê Lợi, đoạn từ cầu Trường Tiền đến cầu Phú Xuân. Xưa nay, người Huế tự hào về dòng Hương giang và con đường Lê Lợi. Ngược dòng lịch sử, quá trình hình thành đô thị Huế, sông Hương trở thành dải phân cách đôi bờ. Bờ bắc nổi bật với kiến trúc cổ truyền, trong khi kiến trúc bờ nam hình thành muộn hơn, mang dáng dấp của một “khu phố thuộc địa”. Nơi đây gắn liền với  đường phố Lê Lợi, hình thành từ cuối thế kỷ 19, một thời mang tên thủ tướng Pháp nổi tiếng Jules Ferry. Tên gọi Lê Lợi có từ sau năm 1965 và tồn tại cho đến ngày nay.

Người Huế đã dành cho con phố này nhiều công trình, sự đầu tư và nơi đây đã thực sự là một không gian văn hóa ở Huế. Khác với không gian văn hóa Tứ Phương Vô Sự hay khu Lục Bộ, chỉ tính đoạn từ cầu Trường Tiền đến cầu Phú Xuân, đã và đang là nơi hội tụ nhiều địa chỉ văn hóa. Có thể kể, như: Trung tâm dịch vụ Festival Huế, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị, Bảo tàng Nghệ Thuật thêu XQ, Bảo tàng Văn hóa Huế... Đáng nói là các giá trị văn hóa tại đây vẫn đang trong tình trạng riêng lẻ, chưa có yếu tố kết nối. Việc khai thác các không gian công cộng chưa phát huy hiệu quả.

Đơn giản, đề án mà UBND tỉnh đang tập trung triển khai là khắc phục những khiếm khuyến vừa nêu. Sự kết nối được chú trọng với việc nâng cấp cơ sở sở hạ tầng, giao thông, hệ thống vỉa hè, hệ thống đèn chiếu sáng, đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, các công viên và đặc biệt là việc xây dựng cầu đi bộ dọc sông Hương. Đồng thời là việc sắp xếp, nâng cấp và thay đổi hoạt động của các bảo tàng và công trình văn nghệ thuật nơi đây. Ví như, để Huế khỏi bị chê “đi ngủ sớm”, các bảo tàng, điểm trưng bày sẽ mở cửa về đêm. Cũng vào ban đêm, nhiều điểm bên tuyến phố Lê Lợi, như công viên Tứ Tượng, khu Nhà Kèn… sẽ diễn ra các chương trình văn hóa, nghệ thuật cộng đồng. Hy vọng, đó sẽ là thay đổi tích cực.

Còn tôi vẫn nghĩ, không gian văn hóa mà Huế đang dụng công hình thành trên một cung đường ở tuyến phố Lê Lợi này về lâu dài phải được mở rộng để trở thành không gian văn hóa sông Hương. Người ta đã nói với sự trân quý về việc chính quyền thành phố Huế dành những biệt thự đẹp, kể cả trụ sở UBND để làm bảo tàng. Cùng với việc gìn giữ những giá trị cổ, như đình chùa, làng cổ... là việc bổ sung những giá trị văn hóa mới mà nổi bật như việc hình thành Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị, những nghệ thành danh nổi tiếng thế giới. Không chỉ gói gọn ở các điểm nhấn kiến trúc, việc bảo tồn và tôn vinh giá trị không gian văn hóa đôi bờ sông Hương còn phải chú ý đến việc ngăn ngừa những tác động xấu đến từ lòng tham và sự thiếu hiểu biết của con người.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Return to top