ClockThứ Ba, 28/06/2022 14:16

Lần đầu tiên nghệ thuật tuồng được quảng diễn trên đường phố

TTH.VN - Trong khuôn khổ tuần lễ Festival Huế 2022, sáng 28/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức chương trình quảng diễn tuồng “Ngàn xưa âm vọng”.

Quảng diễn nghệ thuật tuồng HuếHọc sinh diễn tuồng - người lớn thích thúĐến Huế xem tuồng

Lần đầu tiên, lễ rước mặt nạ tuồng được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức, mang đến trải nghiệm thú vị cho người dân và du khách

Sau lễ giỗ tổ sân khấu tại di tích Thanh Bình từ đường (281 Chi Lăng, TP. Huế) để tri ân những người có công trạng đối với nghệ thuật sân khấu tuồng Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức hội rước mặt nạ tuồng từ Thanh Bình từ đường đến Nghinh Lương đình.

Trong tiếng kèn, trống, cờ xí, với sự trình diễn của các đội Đại nhạc, Tiểu nhạc, đoàn rước diễu hành qua các tuyến phố, tạo nên hình ảnh đẹp mắt. Qua trang phục của nghệ thuật cung đình, các nhân vật tuồng hóa trang mặt nạ khác nhau, tạo nên một lễ hội đường phố sinh động, sắc màu, phô diễn nét đặc sắc của nghệ thuật tuồng.

Tại Nghinh Lương đình, các diễn viên, nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế trình diễn các trích đoạn tuồng: “Ác thiện ẩn hình”, “Mộc Quế Anh dâng cây Giáng hương long”, trống hội Tuồng đồ và bài bản múa bông.

Kết thúc chương trình, đoàn rước tiếp tục diễu hành vào Duyệt thị Đường để thực hiện nghi thức tiến hoa dâng tiền nhân, thể hiện lòng ngưỡng vọng, thành kính đối với  người xưa.

Đây là lần đầu tiên, nghệ thuật tuồng được giới thiệu đến đông đảo công chúng qua hình thức quảng diễn. Theo ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, ngoài việc tạo không khí trang nghiêm tri ân, ngưỡng vọng tổ nghề sân khấu, chương trình tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, thu hút người dân và du khách, đồng thời giới thiệu tôn vinh di sản tuồng cổ.

Một số hình ảnh tại chương trình "Tuồng Huế - Ngàn xưa âm vọng" do Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Lễ giỗ tổ sân khấu tại di tích Thanh Bình từ đường

Hội rước mặt nạ tuồng tạo nên một lễ hội đường phố sắc màu trong tuần lễ Festival Huế 2022

Diễn viên, nghệ sĩ vào vai các nhân vật trong tuồng cổ 

Chương trình là dịp phô diễn nét đặc sắc của nghệ thuật tuồng qua hóa trang mặt nạ

Có hàng trăm mặt nạ khác nhau biểu trưng cho từng nhân vật

Trình diễn trống hội Tuồng đồ 

Biểu diễn trích đoạn tuồng "Ác thiện ẩn hình”

Múa bông, một điệu múa căn bản trong nghệ thuật tuồng

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đoạt giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024

Ngày 5/10, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam và Tạp chí điện tử VietTimes tổ chức Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2024. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế vinh dự được vinh danh tại hạng mục Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số (CĐS) xuất sắc với giải pháp “Ứng dụng công nghệ số bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế”.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đoạt giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024
Khởi động chương trình Giáo dục di sản

Tô màu di sản và trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế với họa tiết truyền thống Việt Nam của triều Nguyễn là các hoạt động trong khuôn khổ chương trình “Giáo dục di sản” năm 2024 do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và tổ chức GEKE (Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức) hợp tác triển khai. Chương trình được tổ chức tại điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế và miễn phí toàn bộ đối với trẻ em.

Khởi động chương trình Giáo dục di sản
Đưa di sản Huế ra thế giới

Sự kiện ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Global Book Corporation mới đây đã mở ra một chương mới cho việc quảng bá di sản văn hóa Huế tới bạn bè quốc tế.

Đưa di sản Huế ra thế giới
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

TIN MỚI

Return to top