ClockThứ Bảy, 21/01/2023 07:18

Lễ hội mai vàng

Ngọt ngào mứt, bánh “nhà làm”Mục sở thị vườn mai “khủng” ở HuếHướng đến xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở mai vàng của Việt Nam

Không phải ngẫu nhiên mà Huế được chọn làm nơi đầu tiên tổ chức lễ hội Hoàng mai với quy mô toàn quốc. Huế một thời là Kinh đô của đất nước. Với triều Nguyễń, hoa mai là biểu tượng mùa xuân, là hình ảnh buổi bình minh của triều đại, của dòng họ, của cảnh thái bình thịnh trị. Hình ảnh hoa mai xuất hiện rất nhiều trên các đền đài, cung điện và cổ vật xứ Huế của vương triều nhà Nguyễn.

Cũng như chiếc áo dài ngũ thân, cây mai không chỉ là của riêng Huế nhưng lại được xem là vẻ đẹp và cốt cách biểu trưng của con người vùng đất Kinh kỳ. Nhớ trong bút ký “Những người trồng hoa”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường có lời bàn: “Hoa mai với người Huế, cũng như hoa đào với người Nhật, như tuyết đầu mùa với người Nga, không phải là tạo vật bên ngoài mà là nỗi lòng”.

Trồng hoa không dễ, mai vàng lại lắm công phu. Với người Huế, không chỉ trồng mai mà là chơi mai. Và, để chơi được mai Huế cần sự đam mê cùng đầu óc biết phán đoán. Người chăm sóc mai phải làm sao cho hoa mai được đâm chồi nảy lộc đúng dịp, những cánh mai lâu tàn và giữ được màu vàng vương giả. Nó đòi hỏi sự khéo léo và cái duyên với mai Huế. Có gắn bó lâu năm với hoa mai, đặt cái tâm của mình vào mai Huế thì mới “cảm” được mai Huế và biết cách chăm sóc phù hợp.

Người Huế có tục lệ, sáng Mồng Một Tết, cả nhà đều xúm bên cành mai nghiêng ngó. Hoa mai thường nở năm cánh còn nở sáu cánh (hay bảy tám cánh ) là chuyện hiếm. Người ta coi đó là điềm hên, là báo hiệu tài lộc năm mới. Người ta còn xem đoán vận hạn chủ nhân qua cành mai Tết, sắc hoa héo để đoán định sức khỏe từng người trong gia đình, rồi búp hoa, thế hoa... Hoa mai ngày Tết Huế gắn liền với những huyền thoại thiêng liêng nên người Huế rất quý hoa mai.

Nhắc đến mai vàng xứ Huế là nhớ tới nghề trồng mai cảnh Thế Chí Tây, xã Điền Hòa (Phong Điền), hình thành từ khi người làng quê này vào làm quan trong triều đình đem giống mai vàng xứ Huế về trồng và sau này phát triển thành làng mai. Đáng nói hơn, Thế Chí Tây là làng quê duy nhất ở Thừa Thiên Huế có tuyến đường mai dài đến 300 mét.

Hai năm trước, Thừa Thiên Huế phát động phong trào “Mai vàng trước ngõ” cùng với ra đời CLB “Những người yêu mai Huế” và đang tổ chức “Festival Mai Huế” vào mùa xuân, hướng đến xây dựng Huế là xứ sở mai vàng của Việt Nam. Tôi đã nghĩ đến lễ hội Hoàng mai vào những ngày giáp Tết Quý Mão này như sự gìn giữ, tôn vinh và lan tỏa một giá trị văn hóa truyền thống Huế.

Đình Nam

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn

Không chỉ tái hiện lại nghi thức rước bộ, lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) những năm gần đây được đánh giá diễn ra một cách văn minh, không còn tình trạng xả vàng mả ồ ạt xuống sông Hương như trước, các nghi thức phóng đăng, phóng sanh cũng được bãi bỏ.

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn
Rực rỡ đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam

Đông đảo người dự lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) đã tham gia lễ rước bộ từ Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP. Huế) lên Nghinh Lương Đình trước khi xuống thuyền để di chuyển lên điện.

Rực rỡ đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam
Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộ

Đoàn rước đường bộ xuất phát từ 352 Chi Lăng để di chuyển lên Nghinh Lương Đình. Cùng lúc, đoàn thuyền xuất phát từ 352 Chi Lăng lên bến Nghinh Lương Đình chờ để nhập đoàn đường bộ rước Mẫu lên điện Huệ Nam.

Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộ
Return to top