ClockThứ Sáu, 28/06/2024 11:31

Lễ tế Âm Hồn tưởng niệm ngày thất thủ kinh đô

TTH.VN - Sáng 28/6 (23/5 âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tế Âm Hồn năm 2024, ở số 73 đường Ông Ích Khiêm, phường Thuận Hòa, TP Huế.
Không gian đàn tế Âm hồn được bố trí trang trọng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì buổi lễ tế tưởng nhớ quan binh triều Nguyễn, đồng bào, chiến sĩ tử nạn trong biến cố Thất thủ Kinh đô năm 1885.

Theo sách Đại Nam thực lục, ngày 23/5/1885, kinh thành Huế thất thủ trước sự tấn công của quân Pháp, hàng nghìn quan quân và dân chúng chết trong cảnh binh đao hỗn loạn. Năm 1894, vua Thành Thái cho xây đàn Âm Hồn và hàng năm vào ngày 23/5 âm lịch, triều đình cử hành lễ tế.

Lễ tế Âm Hồn là một lễ tế truyền thống tốt đẹp của Việt Nam đã từng diễn ra trong lịch sử, đặc biệt là dưới thời nhà Nguyễn ở Huế, đề cao những giá trị nhân văn, chủ yếu là hình thức gắn kết giữa con người với thế giới tự nhiên; nhằm tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong sự kiện Thất thủ Kinh đô năm 1885. 

Việc tổ chức Lễ tế Âm Hồn không chỉ thể hiện sự tôn trọng lễ nghi, đạo lý dân tộc và hợp lòng dân, mà còn là dịp nhắc nhở về một bài học lịch sử của đất nước với ý nghĩa đề cao nghĩa cử cao đẹp trong nhận thức, hành động cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Truyền thống quý báu đó là cội nguồn, sức mạnh đoàn kết tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung, nhân dân Thừa Thiên Huế nói riêng.

 Trong mâm cỗ thường bày biện nhiều món ăn dân dã

Hàng năm cứ đến ngày 23/5 âm lịch, người dân ở Huế tổ chức cúng âm hồn tại đàn Âm Hồn và các miếu âm hồn nằm trong khu vực thành nội Huế. Ðây là một nghi lễ cầu cho các vong hồn được siêu thoát. Nghi lễ này là một sinh hoạt tâm linh, đồng thời cũng là nét văn hóa đẹp, đầy tính nhân văn của người dân Huế.

Năm nay, nghi thức tế đàn Âm Hồn được phục dựng theo nghi thức của triều đình được ghi lại trên Châu bản dưới thời vua Thành Thái, gồm các nghi thức: Lễ Quán tẩy; Lễ Thướng hương; Lễ Sơ hiến tửu (dâng rượu lần đầu); Lễ Đọc chúc; Lễ Hành á hiến (dâng rượu lần thứ hai); Lễ Chung hiến (dâng rượu lần thứ ba); Lễ Dâng trà; Lễ Hóa văn tế... 

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy truyền thống văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 20/6, tại xã Hồng Vân, huyện A Lưới, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tổ chức hội nghị tuyên truyền, vận động Nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống.

Phát huy truyền thống văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số
Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số

Với mục tiêu đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong hành trình thoát nghèo bền vững, thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến người dân để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số
Return to top