ClockThứ Bảy, 27/02/2021 17:36

Mới lạ từ đài phun nước nghệ thuật

TTH - Không tưng bừng lễ hội khi mà dịch bệnh COVID - 19 hoành hành và đe dọa, Huế chào đón Tết Tân Sửu với sự xuất hiện của nhiều điểm đến, trong đó nổi bật hơn cả là không gian quảng trường công viên Lý Tự Trọng với đài phun nước nghệ thuật.

Tiềm năng du lịch từ đài phun nướcThêm điểm check-in mớiKhông gian công viên Lý Tự Trọng ấn tượng hơn với đài phun nước

Nằm ngay vị trí trung tâm, đài phun nước có hình dạng tròn hình bông hoa mai cách điệu độc đáo, được chia thành ba vòng tròn chính với nhiều hiệu ứng ánh sáng đổi màu đẹp mắt lung linh trong đêm. Trung tâm đài phun nước được trang bị vòi phun sủi bọt tạo thành hình hoa mai và khi quan sát có cảm giác như nước đang chảy ra tận sông Hương.

Các em nhỏ thích thú ngắm nhìn đài phun nước nghệ thuật ở công viên Lý Tự Trọng. Ảnh: Quang Thiều

Sự xuất hiện của đài phun nước nghệ thuật ở quảng trường công viên Lý Tự Trọng kia gợi nhớ đến đài phun nước cổ cũng ở bên bờ sông Hương, đối diện với Kỳ đài của Hoàng thành Huế, được xây dựng vào thời Bảo Đại (năm 1936), vị vua chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa Pháp. Đài phun nước cổ này do kiến trúc sư Pháp Raoul Desmarets thiết kế, có hai phần, gồm một bể nước hình bông hoa bốn cánh và bệ đài ở giữa. Bệ đài là một cấu trúc hình trụ tứ giác, bốn mặt có bốn tượng rồng được tạo hình khá tinh xảo nên còn được gọi là đài phun nước hình rồng.

Để tìm hiểu về văn hóa và nghệ thuật của một thành phố, ngoài việc đến tham quan các bảo tàng nổi tiếng tại địa phương, người ta còn có thể khám phá các địa danh ngoài trời, như công viên, quảng trường hoặc những đài phun nước lâu đời. Đài phun nước là một dạng công trình kiến trúc dùng để phun nước vào bồn chứa nước hoặc bắn các tia nước vào trong không khí với mục đích cung cấp nước uống, tạo ra hiệu ứng trang trí hoặc làm mát không khí. Đài phun nước được sử dụng để trang trí công viên hay quảng trường, vinh danh những danh nhân hay các sự kiện, với mục đích vui chơi và giải trí.

Với đài phun nước cổ hình rồng, người Huế tự hào là một số ít nơi hiếm hoi ở Việt Nam còn bảo tồn đài phun nước có từ thời thuộc địa. Còn không quá đặc biệt về mặt kiến trúc nhưng công trình đài phun nước ở công viên Lý Tự Trọng lại cho thấy có kết hợp hài hòa với cảnh quang xung quanh khi nằm ngay vị trí đắc địa, giữa một bên là sông Hương với một bên là con đường Lê Lợi có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng và có sự kết nối với cầu đi bộ bằng gỗ lim đặc sắc trên sông Hương. Thật không ngoa khi bảo, Huế là thành phố đài phun nước.

Ngày tết dạo qua phố Lê Lợi, bắt gặp nơi công viên Lý Tự Trọng cảnh tượng đông vui chợt nghĩ đến sự đổi thay đang đến với thành phố bên bờ sông Hương. Cây xanh, các loại hoa cùng hệ thống đèn điện được trang trí mang đến không gian đẹp. Cũng đang bắt đầu có thêm nhiều điểm nhấn và quảng trường công viên Lý Tự Trọng với đài phun nước nghệ thuật, lộng lẫy muôn màu, hứa hẹn là địa điểm vui chơi, hóng mát, điểm “check - in” cho người dân địa phương và du khách gần xa. Huế đang rất cần có thêm nhiều điểm nhấn và mới lạ như thế để hấp dẫn và sang trọng hơn.

Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Khám phá Wonderland Water Park - điểm đến thú vị ở Phan Thiết

Phan Thiết là một thành phố du lịch thu hút đông đảo du khách hiện nay. Bên cạnh cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp thì những công viên giải trí cũng là điểm đến hấp dẫn chinh phục được nhiều du khách. Wonderland Water Park Phan Thiết là thiên đường đường giải trí dưới nước với đa dạng trò chơi mang đến cho bạn kỳ nghỉ hè đáng nhớ.

Khám phá Wonderland Water Park - điểm đến thú vị ở Phan Thiết
Quản lý điểm đến tốt để đón khách quốc tế

Việt Nam chuẩn bị bước vào mùa cao điểm đón khách quốc tế. Trên cơ sở tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch những tháng đầu năm 2024, ngành du lịch tỉnh triển khai nhiều giải pháp, chuẩn bị cho mùa cao điểm khách quốc tế.

Quản lý điểm đến tốt để đón khách quốc tế
LÀNG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC HUYỆN A LƯỚI:
Điểm đến mới cho du khách

Được xây dựng tại khu bảo tồn sim thuộc xã Hồng Thượng, Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỷ đồng đang dần hoàn thiện.

Điểm đến mới cho du khách

TIN MỚI

Return to top