ClockThứ Bảy, 23/09/2023 16:32

Nghiên cứu làng xã Việt Nam: Nguồn tư liệu, hiện trạng và triển vọng

TTH.VN - Đó là chủ đề hội thảo khoa học được Phân viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế phối hợp với Viện nghiên cứu Nhận thức và giáo dục Thăng Long tổ chức vào sáng 23/9 tại TP. Huế.

Đánh giá vai trò, giá trị lịch sử của đình làng Trung KiềnTrùng tu, bảo tồn các di tích đình làngVăn hoá là hồn cốt, nền tảng xây dựng văn minh đô thị

 Các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự tại hội thảo

Hội thảo thu hút đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu về vấn đề làng xã trong và ngoài nước tham gia. Các công trình nghiên cứu công phu cũng được các học giả công bố tại hội thảo lần này, chủ yếu xoay quanh lịch sử hình thành và phát triển, di sản Hán Nôm, tổ chức quản lý xã hội, đời sống văn hóa và di sản văn hóa vật thể  - phi vật thể, đời sống kinh tế… của các cộng đồng làng xã Việt Nam.

Nhiều làng xã tiêu biểu của Huế như Võng Trì, Hà Thanh, An Vân, An Vân Thượng, An Bằng, Phù Bài… được một số nhà nghiên cứu tìm hiểu khá bài bản, kỹ lưỡng và công bố ở các tham luận tại hội thảo lần này.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Return to top