ClockThứ Năm, 11/01/2024 21:21

Người lặng lẽ sau thành công của cố danh họa Lê Bá Đảng

TTH.VN - Để tên tuổi của cố danh họa Lê Bá Đảng nổi tiếng thế giới, ít ai biết rằng người lặng lẽ đứng đằng sau, góp không ít công sức cho sự thành danh ấy chính là bà Myshu Lebadang - người vợ tảo tần của ông. Bà vừa qua đời vào một ngày cuối năm 2023 tại thủ đô Paris, Pháp ở tuổi 94.
HN - Ngọc Huyền
  • HN - Ngọc Huyền
  • HN - Phú Thăng

Phan Hải Bằng sáng tạo với “Ngẫu liên trên giấy”Họa sĩ Phan Hải Bằng nhận giải thưởng sáng tạo Lê Bá Đảng

 Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao dâng hương tưởng niệm bà Myshu Lebadang

Thông tin bà Myshu Lebadang qua đời đã khiến nhiều người tiếc thương. Thật trùng hợp, hơn 8 năm về trước, danh họa Lê Bá Đảng cũng qua đời ở tuổi 94. Dù thành danh ở xứ người nhưng họ luôn nặng trĩu tình quê hương.

Người “cộng sự”  thầm lặng  

Hôm nay (ngày 11/1), tang lễ của bà Myshu Lebadang được gia đình tổ chức lúc 13h30 theo giờ địa phương ở Nhà tang lễ Coupole du Crématorium du Pere Lachaise, Paris, Pháp. Để tưởng nhớ những đóng góp của người phụ nữ lặng lẽ đứng đằng sau những thành công cố danh họa Lê Bá Đảng, cùng ngày, từ Huế - Sở Văn hóa và Thể thao cũng đã tổ chức lễ tưởng niệm và tri ân.

Được tổ chức ngay tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế, 15 Lê Lợi, TP. Huế), buổi tưởng niệm và tri ân bà Myshu Lebadang diễn ra một cách xúc động, ấm cúng. Bàn thờ với di ảnh của bà Myshu Lebadang cùng hoa cúc và nến trắng được đặt chính diện sảnh khán phòng lớn, cạnh đó là những tác phẩm tiêu biểu của chồng bà.

Đại diện các ban, ngành, giới văn nghệ sĩ và đông đảo người yêu nghệ thuật đã đến dâng hương, hoa. UBND tỉnh và nhiều bảo tàng trong, ngoài tỉnh cũng đã gửi vòng hoa kính viếng.

Bà Myshu Lê Bá Đảng, tên thật là Micheline Nguyen Hai, sinh ngày 5/7/1929 tại thành phố cảng Le Havre. Bà là con gái của ông Nguyen Hai, một thương nhân người Việt đến Pháp lập nghiệp và bà Sinmoname Pauline Bessin người Pháp.

Kết hôn với ông Lê Bá Đảng vào năm 1950, dù đã có công việc ổn định với vai trò là nhà thiết kế thời trang cho một thương hiệu nổi tiếng nhưng bà quyết định gác lại toàn bộ đam mê, dành toàn bộ thời gian chăm lo cho chồng con.

Bà Myshu Lebadang là người vợ, là người bạn thân, người “cộng sự” đồng hành cùng cố hoạ sĩ Lê Bá Đảng trong suốt cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của ông.

Bà là người phụ nữ lặng lẽ đứng sau tất cả những thành công trong suốt sự nghiệp nghệ thuật của danh họa Lê Bá Đảng. Bà đã cùng chồng của mình có sự cống hiến to lớn cho sự nghiệp nghệ thuật Việt Nam nói chung và vùng đất Cố đô Huế nói riêng - nơi ông gửi gắm tình yêu của mình và đã gửi lại đó hàng trăm tác phẩm để tạo nên không gian nghệ thuật nổi tiếng.

Hướng về quê hương  

Tình yêu quê hương đất nước luôn đau đáu trong tâm hồn của hai ông bà, tình yêu đó thể hiện qua những việc ủng hộ kháng chiến chống Pháp, đóng góp vào hoạt động của các phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân Chủ cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam sang Pháp dự hội nghị Paris đàm phán về hòa bình ở Việt Nam.

Ngôi nhà ở phố Boussingault, Quận 13 đã từng là địa điểm thân quen để hội họp, gặp mặt của các Đoàn ngoại giao Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ. Những hành động thiết thực của bà đã tiếp thêm nguồn cảm hứng sáng tác và tình yêu quê hương của chồng - cố họa sĩ Lê Bá Đảng.

 Đại diện các sở ngành, văn nghệ sĩ dâng hương, tưởng niệm

“Bà đã từng đi quyên góp tiền bạc để mua sắm dụng cụ vẽ, tổ chức triển lãm cho họa sĩ Lê Bá Đảng với mong muốn phát huy hết tài năng của ông để làm rạng danh cho Việt Nam. Bà cũng cùng chồng giúp đỡ sinh viên Việt Nam tại Pháp, các phái đoàn Việt Nam tại Paris và còn tham gia các hoạt động phản đối chiến tranh ở Việt Nam, ủng hộ quân đội Việt Nam như gửi thuốc men về chữa bệnh cho thương binh…”, bà Đinh Thị Hoài Trai-Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Huế cho hay.

Điểm qua bước đường nghệ thuật của ông Lê Bá Đảng, bà Trai cho rằng, chính bà Myshu Lebadang người luôn cổ vũ, động viên ông sáng tạo và là người đầu tiên xem những bức vẽ của ông. Chính bà Myshu Lebadang là người ủng hộ chồng mình hiến tặng gần 400 tác phẩm cho tỉnh Thừa Thiên Huế và cùng chung tay với tỉnh thành lập Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng (nay là 1 trong 3 không gian thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Huế).

Sau khi chồng qua đời, bà Myshu Lebadang tiếp tục quan tâm, dành tình cảm với tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 2017 bà tiếp tục tặng 13 tác phẩm của họa sĩ Lê Bá Đảng để bổ sung vào sưu tập nghệ thuật Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, góp phần giới thiệu rộng rãi đến công chúng. Bà cũng luôn trao đổi, chia sẻ những ý tưởng để gìn giữ, phát huy tốt hơn bộ sưu tập của cố danh họa Lê Bá Đảng.

“Chúng ta sẽ luôn ghi nhớ những việc làm và nghĩa cử cao đẹp của bà cùng chồng dành cho tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, Việt Nam nói chung. Chúng ta sẽ tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị di sản mà bà cùng chồng để lại cho Huế như mong muốn lúc sinh thời của hai ông bà”, người đứng đầu Bảo tàng Mỹ thuật Huế trải lòng.

 UBND tỉnh gửi công thư chia buồn đến gia quyến

Tại buổi tưởng niệm, ban tổ chức cũng đã đọc bức công thư chia buồn của UBND tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương thay mặt ký, gửi lời chia buồn sâu sắc đến toàn thể gia quyến Bà Myshu Lebadang.

Theo bức công thư, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế luôn trân trọng và ghi nhận những tình cảm sâu đậm và những đóng góp, hỗ trợ quý báu mà cá nhân bà Myshu Lebadang và gia đình đã dành cho tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật của cố họa sĩ Lê Bá Đảng cũng như đồng hành, hỗ trợ Bảo tàng Mỹ thuật Huế và Không gian lưu niệm Lê Bá Đảng trong nhiều năm qua.

“Thay mặt UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi xin ghi nhận những tình cảm trân quý nhất vì những đóng góp to lớn cho các hoạt động văn hóa - nghệ thuật của gia đình cố họa sĩ Lê Bá Đảng và cá nhân bà Myshu Lebadang. Cầu mong bà Myshu Lebadang yên giấc ngàn thu và mong gia quyến sớm vượt qua đau thương mất mát to lớn này”, trích bức công thư.

NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top