ClockThứ Tư, 20/04/2022 14:46

Tôn vinh những người biên soạn, xuất bản và lưu trữ sách

TTH.VN - Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, sáng 20/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa tại không gian Tàng Thơ Lâu. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

“Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022”“Nhớ đến văn hoá đọc, chúng ta phải nhớ đến giá trị của sách”Ngày Sách và Văn hóa đọc: Thư viện Quốc gia giới thiệu 1.000 cuốn sáchLan toả văn hoá đọc, góp sách cho học sinh trường khó khăn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tặng hoa chúc mừng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

“Quốc Sử Quán triều Nguyễn với việc biên soạn chính sử - kết nối dòng chảy nghiên cứu, bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa Huế” là chủ đề triển lãm được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giới thiệu đến độc giả trong dịp này. Với nhiều văn bản giới thiệu về quá trình hình thành, biên soạn, xuất bản, lưu trữ, các hoạt động của Quốc Sử Quán và hàng chục đầu sách viết về triều Nguyễn do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản được trưng bày, sẽ kết nối dòng chảy quá khứ, qua đó, tôn vinh những người biên soạn, xuất bản và lưu trữ sách.

Suốt 125 năm (1820-1945), Quốc Sử Quán để lại một khối lượng tư liệu đồ sộ và số lượng lớn công trình lịch sử, địa lý quy mô. Đây là cơ quan biên soạn lịch sử lớn, chặt chẽ và thành công nhất trong nền sử học phong kiến Việt Nam. Ngày nay, vị trí Quốc Sử Quán chính là trụ sở Trường PTTH Nguyễn Huệ.

Nhằm tôn vinh vai trò của sách, người làm sách và phát động văn hóa đọc trong cộng đồng, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giới thiệu chuỗi hoạt động: đọc sách trực tuyến với chủ đề “Tìm hiểu lịch sử - nâng bước tương lai”; giới thiệu tủ sách giáo dục di sản và văn hóa đọc trong thời kỳ chuyển đổi số; triển lãm online về những thành tựu ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình chuyển đổi số.

Dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng tiếp nhận nhiều đầu sách quý do các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử trao tặng, bổ sung thêm nhiều tư liệu quý cho hệ thống tư liệu về Huế đang lưu trữ tại Tàng Thơ Lâu.

Ngoài ra, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế còn tổ chức các hoạt động di sản với học đường qua hội thi “Chia sẻ cuốn sách hay” với sự tham gia của học sinh Trường PTTH Nguyễn Huệ. 

Một số hình ảnh do Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm 

Sở Văn hóa và Thể thao tặng các ấn phẩm sách cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Triển lãm đưa độc giả về với lịch sử tên gọi của Quốc Sử Quán

Các em học sinh tìm hiểu về Quốc Sử Quán triều Nguyễn

Tàng Thơ Lâu là nơi lưu trữ nhiều tư liệu quý về triều Nguyễn

Bộ "Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên", một công trình lịch sử có quy mô đồ sộ vào bậc nhất trong kho tàng thư tịch cổ viết bằng chữ Hán của Việt Nam

Độc giả lưu lại hình ảnh thắng cảnh đất Thần kinh

Bảo quản và tu bổ tài liệu tại Tàng Thơ Lâu

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Return to top