ClockThứ Bảy, 10/06/2017 09:39

Khai mạc Liên hoan Phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 8

Tối 9/6 tại Hà Nội, diễn ra lễ khai mạc Liên hoan Phim tài liệu châu Âu – Việt Nam lần thứ 8, thu hút đông đảo khán giả yêu phim tài liệu tham dự.

Chính thức diễn ra tuần lễ phim Đan Mạch năm 2017“Đại tiệc” phim châu Âu ở Huế

Liên hoan Phim Tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 8 chú trọng giới thiệu các tác phẩm đã giành giải thưởng điện ảnh trong nước và quốc tế, cũng như đề cao sự quảng bá văn hóa các nước qua phim tài liệu.

Khai mạc Liên hoan Phim Tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 8
31 tác phẩm tài liệu xuất sắc với các chủ đề đa dạng từ văn hóa, xã hội, kinh tế đến môi trường... của 10 quốc gia châu Âu và Việt Nam sẽ được giới thiệu tại liên hoan phim năm nay.

Chia sẻ tại lễ khai mạc, nghệ sĩ Nhân dân, quyền Tổng giám đốc Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương Nguyễn Như Vũ cho biết: Liên hoan Phim Tài liệu châu Âu – Việt Nam đang trở thành điểm hẹn để các khán giả và giới hâm mộ điện ảnh khám phá cuộc sống, văn hóa và góc nhìn của Việt Nam và thế giới.

Mục đích chính của Liên hoan phim Tài liệu Châu Âu – Việt Nam là giao lưu văn hoá, bởi phim tài liệu là những bộ phim phản ánh hiện thực, phản ánh sinh động cuộc sống, con người, đất nước, môi trường, văn hoá, xã hội của mỗi nước. Qua tất cả kỳ Liên hoan phim đều tạo được những dấu ấn tốt đẹp trong lòng khán giả, ông Nguyễn Như Vũ đánh giá.

Ngay tại buổi khai mạc bộ phim “Dấu tích Sa Huỳnh”, giải Cánh diều Vàng 2015 và bộ phim “Rừng xanh kỳ diệu”, đề cử giải César dành cho Phim Tài liệu hay nhất năm 2014 của điện ảnh Pháp đã ra mắt khán giả. Nếu “Dấu tích Sa Huỳnh” giải mã những bí ẩn của một nền văn hoá 3000 năm trước thì “Rừng xanh kỳ diệu” lại là câu chuyện về sự ra đời của những khu rừng nguyên sinh nhiệt đới rộng lớn.

Với cách thể hiện độc đáo, 2 bộ phim đã cho khán giả chiêm ngưỡng những vẻ đẹp kỳ bí của thiên nhiên, những dấu ấn văn hoá đặc biệt thông qua những hình ảnh chân thực và xúc động.

Nghệ sĩ Phùng Ngọc Tú đạo diễn bộ phim “Dấu tích Sa Huỳnh” chia sẻ: 31 bộ phim tham dự Liên hoan phim Tài liệu châu Âu – Việt Nam năm nay được trình chiếu miễn phí, mở cửa tự do cho mọi tầng lớp khán giả đến xem. Mỗi buổi chiếu sẽ gồm một bộ phim tài liệu của Việt Nam chiếu cùng một bộ phim nước ngoài (có phụ đề tiếng Việt) của các nước: Anh, Pháp, Đức, Áo, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Bỉ và Israel.

Đặc biệt, trong khuôn khổ Liên hoan phim còn có các hoạt động giao lưu, đối thoại giữa các nhà làm phim, giới thiệu phim, giới thiệu nền điện ảnh của mỗi quốc gia./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Nhà thiết kế Đoan Trang vinh dự đoạt giải Ba tại Liên hoan Quốc tế Thêu và Trang sức lần II – 2024

Nhận lời mời của Tổng lãnh sự quán nước Cộng hòa Uzbekistan tham dự Lễ hội thêu và trang sức bằng vàng quốc tế diễn ra từ ngày 3 - 5/5 tại TP.Bukhara, nghệ nhân, nhà thiết kế, Giám đốc Công ty TNHH TM & DV Thêu may Đoan Trang (2/56 Bạch Đằng, phường Gia Hội, TP. Huế)-bà Nguyễn Thị Đoan Trang vinh dự là đại diện Việt Nam đoạt Giải Ba.

Nhà thiết kế Đoan Trang vinh dự đoạt giải Ba tại Liên hoan Quốc tế Thêu và Trang sức lần II – 2024
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Return to top