ClockThứ Sáu, 29/03/2024 17:26

Phát động ủng hộ Quỹ bảo tồn Di sản Huế

TTH.VN - Chiều 29/3, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ phát động ủng hộ Quỹ bảo tồn Di sản Huế với toàn thể viên chức, người lao động của Trung tâm nhằm huy động nguồn lực để đầu tư trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế.
Ủng hộ Quỹ bảo tồn Di sản Huế nhằm huy động nguồn lực để đầu tư trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và các công trình

Ngày 20/10/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2022/NĐ-CP về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế. Tôn chỉ của Quỹ bảo tồn di sản Huế là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận với mong muốn bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hoá Huế theo định hướng chung của Đảng và Nhà nước; đưa các giá trị văn hóa, lịch sử đến với nhân dân, du khách và cộng đồng trong và ngoài nước một cách sâu sắc hơn; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hình ảnh, vị thế của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung trên trường Quốc tế.

Thời gian qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập Hội đồng quản lý và bộ máy điều hành hoạt động Quỹ bảo tồn di sản Huế để triển khai Nghị định của Chính phủ, của Quốc hội. Đến nay, sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, Quỹ bảo tồn Di sản Huế đã nhận được sự đóng góp, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân với số tiền trên 8 tỷ đồng.

Viên chức, người lao động Trung tâm Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tham gia ủng hộ Quỹ tại chương trình

Phát biểu tại lễ phát động, ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - Giám đốc Quỹ bảo tồn di sản Huế nói: Chương trình nhằm huy động nguồn lực để đầu tư trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và các công trình, khơi gợi sự quan tâm, tuyên truyền rộng rãi tới viên chức, người lao động của đơn vị, đồng thời, ghi nhận và biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm đã có hoạt động tích cực vào việc ủng hộ xây dựng Quỹ bảo tồn Di sản Huế.

Hiện, Quỹ bảo tồn di sản Huế đã mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế để tiếp nhận các nguồn tài trợ, đóng góp. “UBND tỉnh Thừa Thiên Huế rất mong muốn nhận được sự quan tâm, ủng hộ Quỹ bảo tồn di sản Huế trên cơ sở huy động nguồn lực từ các khoản đóng góp, viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước”, ông Trung nói.

Mọi sự ủng hộ xin chuyển về Quỹ bảo tồn di sản Huế: Số tài khoản: 3761.0.1132356 tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế. Số tài khoản: 680622888888 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Hoặc ủng hộ trực tiếp tại Trụ sở cơ quan Quỹ bảo tồn Di sản Huế (Địa chỉ: Số 23, đường Tống Duy Tân, phường Đông Ba, thành phố Huế).

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư
Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững

Theo một nghiên cứu của nhóm vận động giao thông và môi trường có trụ sở tại Brussels, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới vẫn chưa nỗ lực hết sức trong tiến trình chuyển sang sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). Đồng thời, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng các nhà sản xuất dầu hiện đang đầu tư quá ít vào quá trình chuyển đổi này.

Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững

TIN MỚI

Return to top