ClockThứ Tư, 04/11/2020 14:21

Phát triển văn hóa, góp phần nâng cao vị thế của tỉnh

TTH.VN - Sáng 4/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao để đánh giá hoạt động 10 tháng qua, đồng thời triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Hạt nhân của đô thị di sảnGiữ cốt cách HuếChiến lược cụ thể cho văn hóa

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại buổi làm việc

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, công tác văn hóa – thể thao thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao phải tạm dừng hoặc lùi thời gian tổ chức. Tuy vậy, Sở Văn hóa và Thể thao vẫn tranh thủ tổ chức được các giải đấu thể thao, sự kiện văn hóa vào những thời điểm dịch bệnh được kiểm soát tốt.

Chỉ rõ những khó khăn trong hoạt động, đại diện các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao kiến nghị UBND tỉnh cần quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, như: thư viện, bảo tàng, nhà hát, bố trí trụ sở Bảo tàng Mỹ thuật; có chính sách thu hút nhân tài và đào tạo con người cho lĩnh vực văn hóa…

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao khắc phục khó khăn trong thời gian qua để tham mưu triển khai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Nghị quyết 54 đã xác định phát triển Thừa Thiên Huế trên nền tảng di sản văn hóa, vì vậy, ngành văn hóa và thể thao cần xác định vai trò của mình trong thực hiện nghị quyết, đưa văn hóa trở thành động lực góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế của tỉnh.

Trong công tác sắp tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao quan tâm hơn vấn đề quản lý Nhà nước về văn hóa và thể thao; tăng cường công tác giám sát, đánh giá, kiểm tra hoạt động văn hóa; khẩn trương hoàn thiện các đề án quan trọng; hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa và thể thao tại cơ sở; phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thành công Liên hoan phim Việt Nam diễn ra tại Huế trong năm 2021...

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó

TIN MỚI

Return to top