ClockThứ Ba, 05/03/2024 13:31

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc Văn hóa Huế

TTH.VN - Sáng 5/3, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin chuyên đề về định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc Văn hóa Huế.

Phát huy vai trò phụ nữ xây dựng môi trường đậm đà bản sắc văn hóa HuếThừa Thiên Huế với mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóaXây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực HuếThành phố di sản & đặc thù dành cho Huế

 Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã  thông tin những vấn đề cốt lõi xung quanh đến Văn hóa Huế

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã thông tin những vấn đề cốt lõi, quan trọng xung quanh chuyên đề mang nhiều ý nghĩa, tầm chiến lược này trước đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động, nghệ sỹ, diễn viên Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế và Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ khẳng định, sự phong phú, đa dạng, đặc sắc của Văn hóa Huế, những phẩm chất tốt đẹp của con người Huế chính là nguồn lực nội sinh quan trọng, là động lực để tỉnh Thừa Thiên Huế trong phát triển nhanh và bền vững. Việc thông tin định hướng xây dựng, phát triển tỉnh nhằm khơi dậy tinh thần, khát vọng vươn lên, đồng lòng, đồng thuận quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Hình hài của một đô thị "Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường" đang dần hiện hữu. Thừa Thiên Huế đã có bước chuyển mình vượt bậc, nhiều dự án trọng điểm được triển khai. Tuy nhiên, quá trình phát triển của Thừa Thiên Huế cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.

Phát huy giá trị văn hóa để văn hóa thật sự bền vững cần phải có trách nhiệm giữ gìn, biến văn hóa thành tài sản, giá trị kinh tế tiềm năng. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Huế cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò về giá trị văn hóa, sức mạnh của con người trong phát triển của tỉnh.

Làm hương trầm, nghề truyền thống cũng là nét Văn hóa của Huế 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ yêu cầu và kỳ vọng, cán bộ, viên chức, người lao động, nghệ sỹ, diễn viên Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế và Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế, đội ngũ làm công tác văn hóa trong tỉnh nỗ lực hơn trong bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, di sản Cố đô, Văn hóa Huế.

Tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng các chương trình nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật đa dạng của các đối tượng khán giả; các nghệ sĩ, diễn viên tích cực tìm tòi, sáng tạo, bứt phá đóng góp nhiều hơn trên con đường nghệ thuật biểu diễn; nâng cao hình ảnh về một vùng đất giàu văn hóa, đang bảo tồn, bảo vệ giá trị di sản thế giới trong giai đoạn mới. Đây là cơ hội, thời cơ lớn cần sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị; ngành văn hóa để sớm đạt được mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong thời gian sớm nhất.

Tin, ảnh: PHONG ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cục 11, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng thăm, chúc tết Tỉnh ủy

Chiều 31/1, Đoàn công tác do Đại tá Tưởng Văn Thể, Phó Cục trưởng Cục 11, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã đến thăm, chúc Tết Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng bộ chính quyền, Nhân dân trong tỉnh nhân dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Cục 11, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng thăm, chúc tết Tỉnh ủy
Làm giàu từ nghề truyền thống

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã khẳng định và bày tỏ niềm phấn khởi khi thực tế kiểm tra tình hình phát triển kinh tế của người dân bằng nghề truyền thống trên địa bàn xã Phú Mậu (TP. Huế) vào chiều 19/1

Làm giàu từ nghề truyền thống

TIN MỚI

Return to top