ClockThứ Tư, 30/12/2020 07:46

Sôi động Ngày hội Lân Huế

TTH.VN - Tối 29/12, tại Trung tâm Thể thao tỉnh (số 01 Hà Huy Tập, TP. Huế), khai mạc Ngày hội Lân Huế 2020, với sự tham gia của gần 40 đội lân chuyên nghiệp đến từ khắp mọi miền đất nước và các đội lân chủ nhà Huế.

Ngày hội Lân Huế 2020 là lần thứ 3 ngày hội được tổ chức, nhằm tạo ra lễ hội cộng đồng có sức hút với công chúng và du khách

Đây là lễ hội mang tính cộng đồng cuối cùng trong chuỗi lễ hội dịp cuối năm 2020 do Sở Du lịch phối hợp với các sở, ngành trong tỉnh tổ chức, nhằm triển khai chương trình trọng điểm phát triển du lịch - dịch vụ năm 2020; triển khai đề án phục hồi, kích cầu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2021.

Trong đêm khai mạc, những phần thi “Mai Hoa Thung” của các đội lân đòi hỏi kỹ thuật cao và cả tính mạo hiểm đã thu hút hàng ngàn người dân và du khách đã đến thưởng thức. Với kỹ năng điêu luyện, cùng thần thái uy dũng, những màn biểu diễn đã tạo được không khí sôi động, mãn nhãn đối với khán giả.

Clip Ngày hội Lân Huế 2020

Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch, Trưởng ban tổ chức Ngày hội Lân Huế 2020 cho biết, ngoài ý nghĩa là một hoạt động văn hóa, thể thao góp phần duy trì, bảo tồn, phát triển loại hình nghệ thuật múa dân gian đường phố của Việt Nam, ngày hội còn là món quà độc đáo của ban tổ chức dành tặng người dân địa phương và du khách ghé thăm Huế trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. 

Kết quả đêm thi “Mai Hoa Thung”: Giải Nhất thuộc về đội lân Bạch Ngọc Đường - Huế; Giải Nhì đội lân Hào Dũng - Đồng Tháp và Giải Ba thuộc về đội lân Bạch Hổ - Đà Nẵng.

Tối 30/12, diễn ra đêm thứ hai của ngày hội, cũng là đêm cuối với phần thi “Nhất Địa Bửu”.

Một số hình ảnh trong đêm đầu tiên của Ngày hội Lân Huế 2020:

Để có phần thi tốt nhất, các vận động viên phải luyện tập kỹ trước khi thi đấu chính thức

Những động tác của lân phải thể hiện sự uy dũng

Động tác khó khi chú lân phải nhảy qua các trụ sắt trong phần thi "Mai Hoa Thung"

Phần thi đòi hỏi sự phối hợp ăn ý của hai vận động viên

Chú lân nghiêng người để ngậm hoa là động tác bắt buộc và đòi hỏi nhiều kỹ thuật của vận động viên trong phần thi "Mai Hoa Thung"

Không chỉ có những động tác mạo hiểm, uy dũng trên các trụ sắt, những tiết mục hoạt cảnh tạo ra sự vui nhộn, hóm hỉnh cho các phần thi

Các chú lân chờ đợi được tranh tài

Không chỉ có những chủ đề truyền thống, vui cùng Giáng sinh cũng được các đội lân đưa vào phần thi

Ngày hội Lân đã tạo không khí sôi động, hào hứng dịp cuối năm

Đức Quang (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lựa chọn những ý tưởng, dự án khởi nghiệp có tiềm năng phát triển

Ngày 26/9, Ban Tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh năm 2023 tổ chức chấm thi vòng bán kết Cuộc thi KNĐMST năm 2023 sau khi chọn ra 32 ý tưởng, dự án khởi nghiệp, có tiềm năng phát triển tại vòng sơ khảo. Vòng thi này sẽ chọn ra các ý tưởng, dự án đạt điểm cao tham gia vòng chung kết Cuộc thi dự kiến diễn ra vào tháng 10 tới.

Lựa chọn những ý tưởng, dự án khởi nghiệp có tiềm năng phát triển
Phát huy giá trị di tích lịch sử để khai thác du lịch - Kỳ 1: Nguội lạnh chốn di tích

Bên cạnh Quần thể di tích Cố đô Huế, Thừa Thiên Huế có gần 200 di tích lịch sử (DTLS) cấp quốc gia đặc biệt, quốc gia và cấp tỉnh. Đây là nguồn kho báu quý giá, mang những giá trị văn hóa cốt lõi để Huế xây dựng mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Phát huy giá trị di tích lịch sử để khai thác du lịch - Kỳ 1 Nguội lạnh chốn di tích
Cần thêm cơ chế chính sách kích cầu du lịch tàu biển

Cảng Chân Mây được đánh giá một trong những cảng biển hiện đại, đảm bảo điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật đón tàu du lịch duy nhất của Huế, góp phần khẳng định giá trị thương hiệu trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới. Thế nhưng cảng biển được xem là “cửa ngõ hướng ra biển Đông” này vẫn còn một số bất cập cần được giải quyết và có những giải pháp cấp thiết.

Cần thêm cơ chế chính sách kích cầu du lịch tàu biển
Liên kết phát triển du lịch xanh

Du lịch phát triển bền vững thì không thể “ăn xổi” mà tất yếu phải đi theo hướng du lịch xanh. Thừa Thiên Huế có lợi thế đặc biệt về tài nguyên văn hóa, lịch sử, cảnh quan, môi trường để phát triển du lịch và liên kết phát triển du lịch xanh là một trong những đích đến.

Liên kết phát triển du lịch xanh
Return to top