ClockThứ Sáu, 22/12/2023 14:40

Sự thay đổi của cấu trúc đô thị ở Huế đã làm biến đổi các khu phố cổ

TTH.VN - Nhận định nay được các đại biểu đưa ra tại hội thảo với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị các khu phố cổ tại Huế” do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 22/12 tại TP. Huế.

Giữ gìn bản sắc văn hóa là nền tảng phát triển kinh tế - xã hộiBảo tồn phố cổ Bao VinhSơn nhà cho phố cổ Bao Vinh

Trải qua thời gian, những ngôi nhà cổ ở khu phố cổ Gia Hội đang vơi dần đi 

UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định cùng đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa, các chuyên gia đô thị đã tham dự với rất nhiều góp ý, hiến kế trong việc bảo tồn giá trị phố cổ của vùng đất Cố đô.

Trong tiến trình phát triển đô thị, các khu phố cổ tại Huế mang những giá trị về kiến trúc độc đáo, đa dạng, phản ảnh đời sống tinh thần của cư dân qua các thời kỳ. Với các ngành nghề thủ công truyền thống, nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc gắn với quá trình đô thị hóa của vùng Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế.

Mặc dù các cấp chính quyền, cơ quan chức năng, các tổ chức trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều giải pháp để quản lý, bảo tồn để phát huy giá trị, tuy nhiên làm như thế nào để bảo tồn di sản, đồng thời phát huy giá trị để đảm bảo lợi ích cộng đồng, góp phần vào phát triển kinh tế vẫn là bài toán khó.

Hai khu phố cổ được các chuyên gia bàn luận nhiều nhất đó là Bao Vinh và Gia Hội. Bên cạnh việc bảo tồn kiến trúc cổ, những vấn đề phát huy giá trị trong du lịch, kết nối không gian các khu phố cổ với hệ thống di tích Cố đô Huế… cũng được các chuyên gia quan tâm, hiến kế để tìm cách tháo gỡ.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn và lan tỏa giá trị cây di sản trong trường học

Không chỉ mang giá trị về lịch sử, văn hóa, cây di sản còn là niềm tự hào của người dân mỗi địa phương. Đối với cây di sản trong trường học, việc lan tỏa giá trị cây di sản gắn với các hoạt động thiết thực cho học sinh càng mang lại nhiều ý nghĩa.

Bảo tồn và lan tỏa giá trị cây di sản trong trường học
Đề xuất Quỹ VinIF tiếp tục phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế

Ngày 9/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế đã có buổi làm việc với PGS. TSKH Phan Thị Hà Dương - Giám đốc điều hành Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup – VinIF để trao đổi về quá trình thực hiện dự án “Phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế - loại hình nghệ thuật truyền thống đang có nguy cơ thất truyền cao”. Dự án do Trung tâm BTDTCĐ Huế xây dựng và VinIF tài trợ.

Đề xuất Quỹ VinIF tiếp tục phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế
Khánh thành công trình tu bổ di tích Châu Hương Viên

Sau hơn 1 năm tu bổ, di tích Châu Hương Viên gắn liền với cuộc đời của thi sĩ Ưng Bình Thúc Giạ Thị (Nguyễn Phước Ưng Bình) - người có công rất lớn trong việc phát triển ca Huế - đã chính thức khánh thành, trở thành điểm đến văn hóa, đặc biệt với những ai yêu thích nghệ thuật ca Huế.

Khánh thành công trình tu bổ di tích Châu Hương Viên
Người bảo tồn nhà gươl truyền thống

Ghé bản A Xăng, xã Thượng Long, huyện Nam Đông vào những ngày cuối tháng 5, dưới cái nắng trưa oi ả, già Ra Pat A Ray đã đứng đợi sẵn từ đầu ngõ đón chúng tôi. Giữa căn nhà gươl truyền thống, một mâm cơm dân dã đã được chuẩn bị sẵn…

Người bảo tồn nhà gươl truyền thống

TIN MỚI

Return to top