ClockThứ Bảy, 17/06/2023 15:39

"Thần Kinh Nhị Thập Cảnh" qua thư pháp Truyền thừa của Đài Loan (Trung Quốc)

TTH.VN - Sáng 17/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao, Hội thư pháp Truyền thừa của Đài Loan (Trung Quốc) khai mạc triển lãm “Thần Kinh Nhị Thập Cảnh - thơ vua Thiệu Trị qua thư pháp Truyền thừa của Đài Loan (Trung Quốc)” tại vườn Thiệu Phương, Đại Nội.

Hơn 60 tác phẩm vẽ về nghệ thuật diễn xướng cung đìnhTriển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”

leftcenterrightdel
Tác phẩm "Thần Kinh Nhị Thập Cảnh" của vua Thiệu Trị được thể hiện bằng thư pháp Truyền thừa
Đây là một trong những hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới.

Triển lãm giới thiệu đến công chúng và du khách 53 bức thư pháp thể hiện 20 bài Ngự chế trong tập thơ Thần Kinh Nhị Thập Cảnh của vua Thiệu Trị với nhiều loại hình bút pháp khác nhau, như: Triện, lệ, chân, hành, thảo… Đây là những bức thư pháp của các nghệ nhân, nhà nghiên cứu thư pháp thuộc hội Thư pháp Truyền thừa Đài Loan (Trung Quốc) tái hiện thành, để triển lãm, trưng bày cho công chúng thưởng ngoạn.

Nói đến thơ phú của các thi gia triều Nguyễn không thể không nhắc tới thơ phú của các vị vua triều Nguyễn. Vua Thiệu Trị là vị hoàng đế thứ ba của triều Nguyễn, được sử sách triều Nguyễn mô tả là một vị hoàng đế thông minh, tận tụy chăm lo việc nước, uyên bác Nho học, yêu thích thơ ca.

leftcenterrightdel
Nhà thư pháp Đài Loan viết thư pháp tại vườn Thiệu Phương 
"Thần Kinh Nhị Thập Cảnh" là một tập thơ gồm 20 bài Ngự chế của vua Thiệu Trị, mô tả 20 cảnh đẹp nổi tiếng của Kinh đô Huế, gồm 7 thắng cảnh tự nhiên và 13 thắng cảnh do con người tạo nên. Đây là những bài thơ ghi lại hứng cảm của vua Thiệu Trị trước cảnh sắc thiên nhiên hữu tình của chốn thần kinh.

Việc triển lãm các tác phẩm thư pháp này là minh chứng cho sự lan toả của những giá trị văn hóa Việt Nam trong lộ trình hội nhập văn hóa quốc tế, cũng là sự khẳng định tầm vóc của những giá trị di sản mang tính chất toàn cầu mà di sản văn hoá Cố đô Huế đang ẩn chứa.

Tin, ảnh: MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trúc chỉ & hành trình lan tỏa

Những ngày qua, triển lãm Trúc chỉ tại Hà Nội được công chúng Thủ đô đón nhận nồng nhiệt. Nhiều người trầm trồ, ngỡ ngàng trước khả năng biểu cảm của một loại hình nghệ thuật được khai sinh từ Huế.

Trúc chỉ  hành trình lan tỏa
Biểu diễn thư hoạ và đấu giá vì cộng đồng

Tối 11/11, Câu lạc bộ (CLB) Thư pháp Huế phối hợp với UBND phường Vĩnh Ninh và Ban Quản lý Phố đi bộ Hai Bà Trưng tổ chức chương trình “Biểu diễn thư họa và đấu giá vì cộng đồng” nhằm kết nối thư họa cùng các mạnh thường quân, góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn.

Biểu diễn thư hoạ và đấu giá vì cộng đồng
Họa sĩ Đặng Mậu Tựu và “Hạt bụi nhân gian”

Một ngày Huế mưa, tôi nhận được thiết kế khá công phu và ấn tượng về triển lãm tranh của họa sĩ Đặng Mậu Tựu sắp tới tại Hà Nội. Rất bất ngờ, bởi lẽ vào tháng 6/2023 vừa qua, ông đã tổ chức triển lãm “Aotearoa - một miền mây trắng” tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, khi họa sĩ vừa trở về từ xứ sở Kiwi. Bốn tháng sau, ông tiếp tục "lang thang" đến với Thủ đô Hà Nội bằng cuộc triển lãm cá nhân mang tên “Hạt bụi nhân gian”, diễn ra từ 24/10 đến 2/11 tại Hà Nội với 20 tác phẩm vẽ trên chất liệu acylic. Đây là triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Đặng Mậu Tựu tại Hà Nội.

Họa sĩ Đặng Mậu Tựu và “Hạt bụi nhân gian”
Return to top