ClockChủ Nhật, 10/12/2023 11:12

Tiếp nhận gần 100 tư liệu, hiện vật từ tổ chức, cá nhân hiến tặng

TTH.VN - Thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế, trong năm 2023, đơn vị đã tiếp nhận gần 100 tài liệu, hiện vật của các tổ chức, cá nhân với tấm lòng yêu di sản văn hoá hiến tặng.
Các tư liệu, hiện vật được hiến tặng sẽ phục vụ cho công tác nghiên cứu và trùng tu di sản Huế 

Đây là kết quả của việc kết nối những người bạn yêu Huế hiến tặng tư liệu, hiện vật cho Trung tâm. Trước đó, vào 8/2022, trong Hành trình Di sản Huế tại Pháp, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung và ông Nguyễn Huy Thái, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ có chuyến công tác tại Pháp nhằm tìm hiểu về triển lãm các tác phẩm nghệ thuật của vua Hàm Nghi và kết hợp tìm kiếm các tư liệu lịch sử liên quan tại Pháp. Đoàn công tác đã trao đổi định hướng hợp tác về tìm kiếm nguồn tư liệu liên quan đến triều đình nhà Nguyễn, công trình kiến trúc Thái Miếu, Điện Cần Chánh, Điện Kiến Trung, Văn Miếu, cũng như thỏa thuận hợp tác văn hóa trong lĩnh vực xuất bản và tư liệu số.

Cũng tại đây, đoàn đã được kết nối với Việt kiều sinh sống tại Pháp – ông Nguyễn Thái Sơn, Chủ tịch Hội hữu nghị Pháp - Việt tại Paris, Cố vấn tại Viện hàn lâm về địa chính trị Paris, là một người con của Huế. Tại Paris, ông Nguyễn Thái Sơn đã tặng tư liệu sách cho đoàn, đồng thời nhân chuyến về nước công tác và thăm quê hương, ông đã ghé thăm Trung tâm và tặng tiếp cuốn “Cố Đô Huế” của tác giả Thái Văn Kiểm, xuất bản năm 1960 và hứa sẽ tiếp tục gửi tặng những bộ sách quý khác về lễ Tế Giao. Đặc biệt, có những cuốn sách nặng từ 5kg đến 20kg nhưng do vận chuyển rất khó nên ông Sơn hẹn tặng trong một dịp khác. Chủ tịch Hội hữu nghị Pháp - Việt cũng cho biết ông sẽ thành lập nhóm những người bạn yêu Huế tại Pháp để thu thập các tư liệu về cho quê hương.

Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế Hoàng Việt Trung bày tỏ, trải qua nhiều biến động trong chiến tranh, nhiều tư liệu quý đã bị thất thoát, hư hỏng, thiếu hụt thông tin. Trung tâm BTDTCĐ Huế rất cần sự chung tay của cộng đồng để bổ sung, làm phong phú thêm các sưu tập tư liệu, hiện vật có thể phản ánh đầy đủ giá trị của vùng đất có bề dày lịch sử và đặc biệt là tầm quan trọng của triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam phục vụ cho công tác nghiên cứu và trùng tu di sản Huế.

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chuyển hàng ngàn hiện vật về nơi mới

Hàng chục ngàn hiện vật với rất nhiều chất liệu, kích thước thuộc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đang được đóng gói một cách cẩn thận chuẩn bị cho việc dời về địa chỉ mới ở số 268 Điện Biên Phủ, TP. Huế.

Di chuyển hàng ngàn hiện vật về nơi mới
Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

“Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam” là nội dung trưng bày chuyên đề do Bảo tàng Lịch sử phối hợp với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Phòng giáo dục - Đào tạo huyện Quảng Điền tổ chức tại Trường THCS Ngô Thế Lân sáng 14/3.

Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
“Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”

Là chủ đề của Triển lãm do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp cùng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 tổ chức chiều 17/1 tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội. Tham dự, có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ; lãnh đạo các sở, ngành cùng đông đảo du khách tham quan di tích Huế.

“Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”
Return to top