ClockThứ Tư, 08/07/2020 20:30

“Trạm đọc” lan tỏa văn hóa đọc

TTH.VN - Dù mới ra đời nhưng dự án “trạm đọc” miễn phí được nhiều người hưởng ứng tìm đến và khen ngợi với cách làm của những bạn trẻ yêu đọc và muốn văn hóa đọc lan tỏa. “Trạm đọc” miễn phí đặt ở một góc nhỏ công viên nằm trên đường đi bộ dọc bờ Nam sông Hương là ý tưởng của các thành viên HueSeed – những cộng tác viên của Viện Nghiên cứu phát triển Thừa Thiên Huế.

Thư viện dưới lũy tre làngNhững “trang sách di động”Bồi đắp tình yêu đọc sách cho học sinh“Vui đọc, vui học” dành cho thiếu nhi

Chia sẻ với Thừa Thiên Huế Online, bạn Lê Nguyễn Kiều Xuyên – đồng sáng lập dự án nói rằng, đây là dự án được các thành viên ấp ủ từ rất lâu trước khi lên kế hoạch, cùng nhau chạy thử, tìm ra những thiếu sót và đưa ra các phương án giải quyết cho sao cho hợp lý. Để rồi từ đó đi vào hoạt động chính thức như ngày hôm nay.

Lê Nguyễn Kiều Xuyên – đồng sáng lập dự án "Trạm đọc" miễn phí

- Chắc hẳn từ ý tưởng đến hiện thực các bạn gặp nhiều khó khăn, trở ngại?

Khi bắt đầu chạy dự án, nỗi lo lắng nhất đối với tụi em chính là sự đa dạng về đầu sách dành cho người đọc, vì đối tượng “trạm đọc” hướng đến là mọi lứa tuổi nên cần nhiều thể loại để mọi người có thể chọn lựa theo sở thích của bản thân. Rất may trong quá trình thực hiện, số lượng đầu sách được mọi người ủng hộ đa dạng hơn. Ban đầu, tụi em sợ số lượng người hưởng ứng không cao nhưng đến lúc đi vào hoạt động thì người tham gia ngày càng tăng về số lượng cũng như độ tuổi.

- Tại sao là đường đi bộ bên bờ sông Hương mà không phải một địa điểm khác?

Có thể nói rằng những khu công viên, đường đi bộ dọc theo bờ sông Hương là một địa điểm rất lý tưởng. Một nơi không quá ồn ào, thiên nhiên trong xanh và mát lành, lại có nhiều người qua lại, hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết giúp dự án tương tác nhiều người hơn.

- Có ý kiến cho rằng, “trạm đọc” chỉ hoạt động vào một buổi chiều chủ nhật là quá ngắn, các bạn nghĩ sao, và có dự tính tăng thêm thời gian?

Ngoài chủ nhật, dự án còn tổ chức thêm buổi linh hoạt vào 1 ngày trong tuần tùy vào số lượng nhân sự. Tuy nhiên, do nhân sự bị hạn chế, tụi em sẽ cố gắng sắp xếp để có thể tăng số lượng các buổi nhiều nhất có thể.

"Trạm đọc" miễn phí bên bờ sông Hương của các bạn trẻ lập ra với hy vọng lan tỏa văn hóa đọc

- Thông qua “trạm đọc”, các bạn muốn chuyển tải điều gì đến với mọi người?

“Trạm đọc” không dừng lại lại một điểm dừng chân đọc sách miễn phí, xa hơn tụi em muốn tạo một sân chơi để mọi người có thể giao lưu trao đổi về sách, chia sẻ góc nhìn của mình về một cuốn sách, tạo điều kiện để các bạn không có điều kiện đọc sách đến để giao lưu đọc.

- Đã hai tháng hoạt động, “trạm đọc” được người đi dạo đón nhận như thế nào?

Sau khi dự án hoạt động được 2 tháng, số lượng người quan tâm, ghé đọc sách ngày càng tăng lên đáng kể. Trong đó có những người lớn tuổi đạp xe một chặng đường đến đọc sách. Các em nhỏ cũng được ba mẹ dẫn đến để đọc sách và truyện tranh. Các bạn trẻ quan tâm đến trạm đọc cũng như thời gian trạm đọc hoạt động để ghé lại.

- Từ những quan sát thực tế, bạn đánh giá như thế nào về văn hóa đọc hiện nay? 

Theo quan sát, tụi em cảm nhận thấy bạn bè xung quanh ngày càng ít đọc sách hơn, thay vào đó là lướt facebook, tiktok, instagram giải trí. Các bạn đọc báo trên internet nhiều hơn là đọc sách. Trẻ em ngày nay ngày càng bị phụ thuộc vào điện thoại nhiều hơn.

Vì thế, hy vọng mọi người dành thời gian đọc sách. Các bậc phụ huynh cũng nên tranh thủ thời gian để giúp con em mình tiếp cận với sách cũng như các hoạt động liên quan đến văn hóa đọc.

- Về lâu dài, các bạn sẽ định hướng ra sao cho dự án này, và câu chuyện lan tỏa văn hóa đọc đi xa hơn?

Tạm thời tụi em cứ cố định vào ngày chủ nhật để mọi người hình thành thói quen và linh động các ngày trong tuần để lan tỏa dự án hơn. Sắp đến, thay vì đọc sách tại chỗ thì tụi em có thể cho mượn đem về nhà và 1 tuần sau sẽ trả. Để kết nối giao lưu các bạn yêu sách thì tụi em sẽ kết nối với các câu lạc bộ về sách trên địa bàn thành phố để có thể tổ chức các buổi giao lưu trao đổi về sách.

NHẬT MINH (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sách cũ

Tôi không phải là một người yêu sách cũ cho đến một ngày, khi bất chợt gặp một cuốn sách lướt qua mắt, trên dòng thời gian của một trang facebook cá nhân.

Sách cũ
Xây dựng thói quen đọc sách cùng người trẻ

Đó là chủ đề của buổi workshop diễn ra vào chiều 7/12 tại 23 - 25 Lê Lợi (TP.Huế) với sự chia sẻ của giảng viên Nguyễn Chí Ngàn - Bộ môn Nhân học, Khảo cổ học, Văn hóa Du lịch, Khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế. Hoạt động do Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế tổ chức.

Xây dựng thói quen đọc sách cùng người trẻ
Tặng sách, đồ chơi cho bệnh nhi tại Bệnh viện Trung ương Huế

Ngày 30/11, 11 đơn vị Đoàn Thanh niên thuộc Cụm thi đua Nội chính - Đảng - Đoàn thể trực thuộc Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Đoàn Thanh niên Ngân hàng BIDV tỉnh; tổ chức Zhi - Shan Foundation tại Việt Nam cùng sự hỗ trợ từ các mạnh thường quân, y bác sĩ, Hội Thầy thuốc trẻ và Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức hoạt động “Tình nguyện mùa đông” năm 2024 tại Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế.

Tặng sách, đồ chơi cho bệnh nhi tại Bệnh viện Trung ương Huế
Sẵn sàng triển khai vắc-xin Rota miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi

Thừa Thiên Huế là một trong hơn 30 tỉnh sẽ triển khai đồng thời cả hai vắc-xin Rotarix và Rotavin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) theo chủ trương của Bộ Y tế. Loại vắc-xin này khá đắt trên thị trường, vì vậy, thông tin này được rất nhiều bà mẹ mong chờ.

Sẵn sàng triển khai vắc-xin Rota miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi
Giao lưu “Người Huế kể chuyện Huế”

Sáng 17/11, Nhà Xuất bản Kim Đồng phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế, Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế tổ chức chương trình “Người Huế kể chuyện Huế”, giao lưu với nhà văn, nhà báo Phi Tân và nhà văn, nhà nghiên cứu Lê Vũ Trường Giang nhân dịp ra mắt sách “Người Huế kể chuyện Huế” và “Học trò bên kia phá Tam Giang”.

Giao lưu “Người Huế kể chuyện Huế”

TIN MỚI

Return to top