ClockThứ Bảy, 04/07/2020 14:46

Những “trang sách di động”

TTH - Từ một ý tưởng của các bạn học sinh trong dự án HIPE, chương trình “Thư viện di động” đã bắt đầu thực hiện vào 5 năm trước. Hàng tuần, thành viên trong dự án này mang sách đến với các trẻ em, thanh thiếu niên ở những vùng quê khó khăn để lan tỏa tinh thần hiếu học, niềm vui đọc sách.

Bồi đắp tình yêu đọc sách cho học sinh“Vui đọc, vui học” dành cho thiếu nhiKhông gian đọc bên bờ sông HươngĐọc sách để hoàn thiện bản thân

Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Đất nước của em”

Năm 2015, chương trình thư viện di động bắt đầu triển khai ở 3 địa điểm: TP. Huế, huyện Quảng Điền, Phú Vang. Đó cũng là giai đoạn khó khăn đối với các thành viên của dự án. Với kinh phí ít ỏi, các bạn tình nguyện viên và đồng đẳng viên hằng tuần phải đi mượn “tạm” để có địa điểm đọc sách. Có khi ở nhà văn hóa thôn, khi ở nhà một người dân tốt bụng, phần lớn thì ở công viên…

Bạn Phan Văn Hiếu, sinh viên năm nhất ngành Kỹ thuật phần mềm (Trường đại học Khoa học, Đại học Huế) cho biết: “Em tham gia vào tổ chức HIPE từ năm lớp 7. Những năm đầu khi thư viện hoạt động, em cùng các anh chị đi vận động nhiều gia đình, trường học. Mới đầu chưa nhiều người biết, phụ huynh cũng lo lắng nên ít bạn đi lắm”.

Không nản lòng, các thành viên trong nhóm tiếp tục vận động, chia sẻ lợi ích của việc đọc sách. Sau khi đã trao đổi với phụ huynh, để giúp các em nhỏ hình thành thói quen, cứ gần đến giờ bắt đầu thì thành viên dự án lại chia nhau đi trò chuyện, chở các em đến “thư viện”.

Những em đã biết đọc sẽ được lựa chọn, hướng dẫn đọc sách phù hợp. Những em chưa biết đọc sẽ được nghe các anh chị kể chuyện từ sách. Bên cạnh đó, mọi người cùng nhau tham gia vào những hoạt động thú vị, như thi vẽ tranh, hùng biện, các trò chơi dân gian, trò chơi hội nhóm...

“Nhớ lại những ngày đầu, phải đi kêu gọi từng em. Dần dà, các em lớn đã biết tự đạp xe đi, em nhỏ thì nhờ ba mẹ chở đến. Ai cũng háo hức, trông chờ đến để đọc sách, học bài, vui chơi”, bạn Hoàng Thị Vy, trưởng nhóm khu vực Quảng Điền chia sẻ.

Sau nhiều năm thực hiện, thư viện di động đã có sức lan tỏa nhất định. Trung bình, mỗi buổi sinh hoạt có từ 30 – 40 bạn đoàn viên, thiếu nhi tham gia. Nhận thấy ý nghĩa xã hội thiết thực, các địa phương cũng đã hỗ trợ địa điểm cố định để chương trình hoạt động thuận tiện. Đến nay, dự án đã có 3 thư viện cố định đi vào hoạt động định kỳ ở huyện Quảng Điền (Trung tâm Văn hóa huyện), huyện Phú Vang (Nhà văn hóa thôn Lại Tân - Phú Mậu), TP.  Huế (Thư viện 3R - RONG house 2/107 Xuân Diệu). Với hơn 2.000 đầu sách, chủ đề phong phú về kỹ năng sống, khoa học, tuổi mới lớn, truyện tranh, các sách song ngữ… được lưu động thay đổi ở ba thư viện để không ngừng mang đến những nội dung mới cho các thành viên tham gia.

“Thư viện di động tại Nhà Văn hóa huyện Quảng Điền là một chương trình ý nghĩa, ở đó các bạn đoàn viên, đặc biệt là các em thiếu nhi sẽ được tiếp cận những kiến thức, kỹ năng phù hợp với lứa tuổi của mình như làm quen với văn hóa đọc, rèn luyện một số kỹ năng giao tiếp cơ bản, tiếp thu kiến thức về cuộc sống, về khoa học, về chăm sóc sức khỏe thiếu niên, nhi đồng... Các bạn tham gia các buổi sinh hoạt rất vui vẻ, hào hứng. Đây thực sự là môi trường, sân chơi bổ ích dành cho các bạn đoàn viên, thiếu nhi huyện nhà” - anh Hoàng Quang Huy, cán bộ Huyện đoàn Quảng Điền chia sẻ.

HIPE là một trong những dự án thuộc Tổ chức Design Capital Asia (DCA) phối hợp với Quỹ Hỗ trợ Phát triển Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế triển khai trên địa bàn tỉnh từ năm 2010 đến nay.

HIPE áp dụng mô hình giáo dục tiên tiến và duy nhất tại Huế - Giáo dục đồng đẳng để đào tạo các thanh thiếu niên trở thành các giáo dục viên đồng đẳng, sau đó giáo dục viên đồng đẳng sẽ tổ chức những cuộc trò chuyện, trao đổi thân mật, thành thật về vấn để sức khỏe, môi trường cũng như quyền lựa chọn và quyết định.

Chị Võ Thị Kiều Hân, điều phối viên dự án cho biết: “Thư viện di động” là một trong những hoạt động của dự án HIPE nhằm phục vụ và vận động thanh thiếu niên, các em thiếu nhi phát huy văn hóa đọc, từ đó góp phần phát triển tư duy và hình thành những thói quen tốt trong học tập.

Bài, ảnh: THANH BÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024

Sáng 21/11, lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) thông tin, đơn vị đang tiến hành trao giải và giấy chứng nhận cho 100 khách hàng tiêu biểu đã đạt các tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do đơn vị phát động.

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024
Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024

Sáng 13/11, Ban tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh năm 2024 tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng. Tham dự có ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN, Bộ Khoa học & Công nghệ, cùng lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, doanh nghiệp khởi nghiệp và các tác giả, nhóm tác giả dự thi.

Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024
Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam

Sáng 13/11, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, đã trình Quốc hội dự án tuyến đường sắt tốc độ cao bắc - nam dài hơn 1.540 km đi qua 20 tỉnh, thành với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 67,3 tỉ USD.

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam
Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng

Tự truyện “Mạ tui” của Nguyễn Viết An Hòa được NXB Thuận Hóa in từ năm 2018, đã được “nối bản” nhiều ngàn cuốn, mặc dù theo quan niệm thông thường, tác giả là người không/chưa nổi tiếng. Hơn chục năm trước, trong một cuốn sách đã in, tôi nêu vấn đề “Tự truyện không chỉ dành cho người nổi tiếng”.

Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng

TIN MỚI

tìm hiểu internet leased line vnpt chi tiết
Return to top