ClockThứ Năm, 01/03/2018 08:44

Trao đổi về bài viết: “Băn khoăn về một giải mã”

TTH - Tôi đã đọc nội dung bài: “Băn khoăn về một giải mã”của tác giả Minh Khiêm đăng trên báo Thừa Thiên Huế ngày 9/1/2018. Trước hết, xin cảm ơn anh Minh Khiêm về bài trao đổi. Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần bài viết của anh nhưng hôm nay mới chính thức “giải trình”, rất mong anh Minh Khiêm, bạn đọc và tòa soạn thứ lỗi cho sự chậm trễ này.

Băn khoăn về một giải mã

Thực ra, nếu ở bình phong miếu cây thị ở làng cổ Phước Tích chỉ có 2 ô hộc mang hình chữ “song hỷ” bình thường thì có thể ít tạo sự tò mò cho “bệnh” nghề nghiệp “đi tìm dấu tích xưa” của tôi. Song ở bình phong này còn có nhiều mảnh sứ cổ hình chữ song hỷ gắn trên cánh chim phụng và trên ô hộc hình chữ song hỷ nên tôi mới mày mò tìm hiểu vì sao trên miếu thờ thần lại có biểu tượng song hỷ. Anh Minh Khiêm băn khoăn cũng đúng thôi, vì hiện nay cái biểu tượng song hỷ ấy được dùng nhiều trong hôn lễ. Thậm chí, bây giờ trên từng quả cau nho nhỏ trong mâm lễ cưới, lễ hỏi cũng có dán biểu tượng song hỷ. Và, biểu tượng này ai cũng chấp nhận là nó phát sinh từ tích truyện Vương An Thạch như tôi đã trình bày trong bài viết. Vậy “giải mã” biểu tượng này để nói về chuyện cầu mong đỗ đạt và hôn nhân gia đình ở làng cổ Phước Tích có khiên cưỡng không? Riêng tôi cho rằng, nó không hề khiên cưỡng như anh Minh Khiêm băn khoăn.

Ngày xưa, ước mơ của đa số sĩ tử là mong được thi đỗ để được ra làm quan và sau đó… cưới vợ (thời đó, chủ yếu là nam giới đi thi). Sau này, nói chính xác hơn là lập gia đình vì nữ giới cũng tham gia học hành thi cử. Người ta thường ví von thi đỗ là “đại đăng khoa”, còn lập gia đình là “tiểu đăng khoa”. Nếu đạt cả hai mới là trọn vẹn, là thành đạt. Có người giải thích rằng: Thi đỗ là “đăng khoa” còn sau khi thi đỗ (thường là phải đỗ trạng nguyên hay tiến sĩ), được vua gả con gái (công chúa) được gọi là “phò mã gia” mới là “đại đăng khoa”. Lý giải này cũng không sai, vì “đăng khoa” là thi đỗ. Bởi vậy, mới có sách “đăng khoa lục” chép tên những người thi đỗ dưới thời phong kiến.

Nghiên cứu về văn hóa làng cổ Phước Tích cũng gặp nhiều điều kỳ thú. Đặc biệt là việc học. Ngay ngôi nhà đầu tiên ở ngõ rẽ vào miếu cây thị có treo bức hoành phi lớn với 4 chữ: “Tú tài đăng khoa” để tôn vinh về một người thi đỗ tú tài sớm trong gia đình. Có bức bình phong của một nhà thờ họ trong làng gắn những mảnh sứ cổ ghi các câu trong sách Luận Ngữ  (sách ghi những câu nói của Khổng Tử). Tôi cho rằng, bình phong miếu cây thị với ô hộc hình chữ song hỷ, những mảnh sứ có chữ song hỷ, hay những mảnh sứ chứa đựng nội dung những câu nói của Khổng Tử ở làng cổ Phước Tích không phải là việc làm vô tình của người xưa, mà nó có chủ ý liên quan đến việc học hành, đỗ đạt của con em trong làng. Nó chính là những biểu tượng xã hội của người dân làng Phước Tích.

Còn vấn đề anh Minh Khiêm nêu: “Hay là chữ “song hỷ” kia nói lên nữ thần mang lại niềm vui cho hai dân tộc Việt và Chăm khi người Việt vào đây lập nghiệp?”. Riêng tôi, tôi không đồng tình với lý giải này. Mong được nghe ý kiến của bạn đọc. Một lần nữa, xin cảm ơn anh Minh Khiêm, bạn đọc và tòa soạn báo Thừa Thiên Huế. 

Nguyễn Thế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiều ở Phước Tích

Chiều tà buông lơi giữa đất trời, đẹp như một nét cọ thăng hoa đầy phóng khoáng trong bức tranh phong cảnh làng quê của người họa sĩ thích sống đời lang bạt. Nắng lộng lẫy vắt ngang những cành cây đang phiêu dao trong gió, rồi như tan ra, chảy loang trên mặt nước sông Ô Lâu. Tôi đứng ở bến sông làng cổ Phước Tích, nhìn sóng nước vỗ bờ man mác, nhìn hoàng hôn chảy vào miền thinh lặng của tâm hồn.

Chiều ở Phước Tích
Phước Tích bên dòng Ô Lâu

Cách TP. Huế khoảng 40km về phía bắc, làng cổ Phước Tích thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền. Đây là ngôi làng thứ hai của đất Việt được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 2009.

Phước Tích bên dòng Ô Lâu
Thêm giải pháp truyền thông, quảng bá làng cổ Phước Tích

Trong 2 ngày 29 và 30/6, dự án “Hỗ trợ hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động tại Việt Nam ứng phó với COVID-19” (dự án ISEE-COVID) phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh tổ chức khoá đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại làng cổ Phước Tích.

Thêm giải pháp truyền thông, quảng bá làng cổ Phước Tích
Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
Return to top