ClockThứ Năm, 31/10/2024 17:08

Thống nhất lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt làng cổ Phước Tích

TTH.VN - Ngày 31/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho hay đã có văn bản gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc chuẩn bị lập hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt cho làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền).

Khai mạc Ngày hội “Hương xưa làng cổ” năm 2024Phước Tích bên dòng Ô LâuThêm giải pháp truyền thông, quảng bá làng cổ Phước TíchÁo dài với làng cổ

Một góc làng cổ Phước Tích nhìn từ trên cao. Ảnh: N. Luân

Trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhận được tờ trình của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đề nghị lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích.

Sau khi nghiên cứu và xin ý kiến các nhà khoa học Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia (nhiệm kỳ 2020 - 2024), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý kiến thống nhất với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc này.

Căn cứ thành phần và thể thức hồ sơ theo quy định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo cơ quan chức năng lập hồ sơ di tích, gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (thông qua Cục Di sản Văn hóa).

 Khung cảnh bình yên dẫn vào bên trong làng cổ Phước Tích. Ảnh: N. Luân

Làng cổ Phước Tích được công nhận di tích quốc gia vào năm 2009. Ngôi làng cổ này được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, giáp với tỉnh Quảng Trị, cách TP. Huế 40km về phía Bắc, được thành lập từ năm 1470 dưới thời Lê Thánh Tông. Thời điểm được công nhận di tích quốc gia, làng được đánh giá vào hàng vẹn nguyên, quý giá không chỉ ở miền Trung mà còn của cả nước với hàng chục ngôi nhà rường - vườn truyền thống có giá trị đặc biệt về mặt kỹ thuật và thẩm mỹ.

Cùng với đó, làng cổ Phước Tích vẫn giữ được hàng loạt hệ giá trị văn hóa như thiết chế kiến trúc văn hóa tín ngưỡng (đình, chùa, nhà thờ họ, đền, miếu, am), cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan xóm làng.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
4.5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những “người hùng thầm lặng”

Lần đầu tiên, những nghệ nhân, thợ lành nghề được tôn vinh vì những đóng góp đầy ý nghĩa trong công cuộc bảo tồn, tu bổ công trình di tích.

Những “người hùng thầm lặng”
Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục

Thông tin trên được Văn phòng UBND huyện Phong Điền cho biết vào ngày 7/11, khi lãnh đạo huyện vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Kinh phí đầu tư dự án (DA) này là 1,695 triệu đồng, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và nguồn huy động khác.

Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục
Đưa quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào lên tầm cao mới

Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45 của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thành công tốt đẹp, góp phần làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào. Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trên cương vị người đứng đầu cơ quan lập pháp.

Đưa quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào lên tầm cao mới
Return to top