ClockThứ Hai, 20/11/2023 14:35

Triển lãm "Khám phá Quần thể điện Phụng Tiên"

TTH.VN - Triển lãm do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Fulda, Đức (GEKE ) tổ chức ngày 20/11.
 Trao giấy chứng nhận, giấy khen cho học viên, thành viên dự án tại lễ khai mạc triển lãm

Triển lãm nằm trong khuôn khổ Dự án hợp tác bảo tồn di sản giữa Trung tâm BTDTCĐ Huế với GEKE (giai đoạn 2017- 2026) về Bảo tồn, trùng tu, phục chế ảo kiến trúc hiện hữu tích hợp đào tạo - tập huấn kỹ thuật cho sinh viên học sinh tại điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế, giai đoạn 2021 – 2026.

Là một trong năm miếu/điện thờ quan trọng của triều Nguyễn, điện Phụng Tiên ban đầu có tên là điện Hoàng Nhân, được xây dựng vào năm Gia Long thứ 13 (1814), ở bắc Triệu Miếu, để thờ Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu - chính thất của hoàng đế Gia Long. Về sau, điện trở thành nơi thờ cúng các vị hoàng đế và hoàng hậu triều Nguyễn. Năm 1829 hoàng đế Minh Mạng đổi tên là điện Phụng Tiên và năm 1837, cho dời điện Phụng Tiên về vị trí hiện nay. Lúc này, cấu trúc của điện Phụng Tiên được dựng theo “cách thức Thế Miếu, đổi làm 9 gian, miếu ở đằng trước, điện ở đằng sau”.
 Khám phá phục dựng ảo điện Phụng Tiên 

Khuôn viên điện Phụng Tiên gồm có 5 công trình chính là chính điện, Đông- Tây Phối điện, Tả- Hữu Tòng Viện và nhiều công trình phối thuộc khác như hệ thống cổng, cửa, bình phong, bể cạn – non bộ…

Năm 1947 công trình này đã bị phá hủy chỉ còn lại các cổng, hệ thống tường bao quanh và bức bình phong sau ngôi điện. Từ năm 2017 đến nay, quần thể điện Phụng Tiên đã được khôi phục thông qua dự án hợp tác giữa Việt Nam và CHLB Đức để bảo tồn các cấu trúc còn lại, hồi sinh hình dáng và chức năng ban đầu của quần thể.

Từ năm 2020-2023, dự án đã bảo tồn, phục hồi bình phong hậu, các cổng và bức tường bao quanh công trình, tái hiện hình ảnh di tích này thông qua hoạt động phục chế ảo tổng thể kiến trúc Điện Phụng Tiên. Giai đoạn này cũng đã đào tạo kỹ thuật cho 11 học viên dự án là các hoạ sỹ, thợ thủ công lành nghề trên địa bàn tỉnh; tổ chức khám phá về di tích Điện Phụng Tiên cho 13 lớp với gần 200 em sinh viên, học sinh với các chương trình như: "Tô màu di sản, Bảo tồn di sản; Trò chơi trí nhớ Nghệ thuật Huế; Sáng tạo 3D; Frescoc- Kỹ thuật vẽ truyền thống cho tranh tường, trang trí công trình và trùng tu", đặc biệt là tái thiết ảo dưới dạng phủ trực quan của không gian hiện có với mô hình đồ hoạ quần thể Điện Phụng Tiên.

Theo Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế Hoàng Việt Trung, triển lãm này giúp du khách có cơ hội tìm hiểu về kiến trúc, đời sống tâm linh thời Nguyễn cũng như những giá trị văn hóa, lịch sử và mỹ thuật thời kỳ này thông qua phục dựng ảo Điện Phụng Tiên.

Với những ý nghĩa, kết quả trên, dự án một lần nữa khẳng định sự quan tâm sâu sắc của chính quyền địa phương và Bộ Ngoại giao CHLB Đức cũng như của các tổ chức nghiên cứu chuyên môn đến từ Đức trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế.
Tin, ảnh: LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa

Võ Thành Thân là một trong những họa sĩ trẻ, góp phần làm nên công cuộc đổi mới nghệ thuật Việt Nam. Triển lãm cá nhân “Mộng Ảnh” của anh đang diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (TP. Hồ Chí Minh) từ ngày 30/11 - 15/12/2024 - triển lãm quy tụ 14 bộ tác phẩm sơn dầu, thành quả của hơn ba năm nghiên cứu và sáng tạo miệt mài.

Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top