ClockThứ Bảy, 28/09/2024 17:27

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đạt “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam 2024”

TTH.VN - Tại Lễ biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam (Industrie 4.0 Awards) lần thứ 3, năm 2024 tổ chức tại Hà Nội mới đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế vinh dự được vinh danh tại hạng mục: Top Tổ chức/Doanh nghiệp Khoa học&Công Nhệ và Đổi mới sáng tạo.​

TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA và TS Nguyễn Phương Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trao Chứng nhận và biểu trưng "Top Tổ chức/Doanh nghiệp KH&CN và Đổi mới sáng tạo" cho các đơn vị. Ảnh: TTBT

Chương trình do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) Việt Nam (VUSTA) chủ trì, giao Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam tổ chức.

Việc biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong các tổ chức, doanh nghiệp; biểu dương những thành công tiêu biểu, tiên phong trong công cuộc phát triển CMCN 4.0 và chuyển đổi số thuộc khối hành chính Nhà nước, doanh nghiệp. Đồng thời thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, phát triển kinh tế số; tạo sân chơi cho các doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà máy thông minh, sản xuất thông minh, nghiên cứu KH&CN, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, năng lực quản trị kinh doanh.

Chương trình cũng hướng đến sự liên kết, kết nối cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, trường đại học với các doanh nghiệp; hỗ trợ, tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, phát triển kinh tế số.

 Kiểm soát vé điện tử du khách vào Đại Nội  

Ông Võ Quang Huy - Phó Chánh Văn phòng Trung tâm BTDTCĐ Huế thông tin, thời gian qua, Trung tâm BTDTCĐ Huế đã ứng dụng và đưa vào vận hành nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ số, khoa học công nghệ nhằm phát huy các giá trị di sản, nâng cao năng lực quản trị, xây dựng khung kiến trúc chuyển đổi số của Trung tâm; xây dựng kiến trúc về ứng dụng, công nghệ; phát triển hạ tầng nền tảng và hạ tầng các thiết bị ứng dụng để phù hợp và phát huy các giá trị di sản văn hóa hiện có. Đồng thời là cầu nối để đưa di sản Huế đến gần hơn với bạn bè trong nước và quốc tế theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam 2024 là chương trình được tổ chức thường niên, bắt đầu từ năm 2022, dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Công Thương; Bộ Thông tin và Truyền thông. Tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm nay, Ban tổ chức đã xét chọn từ 200 hồ sơ của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia để lựa chọn 30 hồ sơ đạt ở 4 hạng mục: Top doanh nghiệp Công nghiệp 4.0 Việt Nam; Top tổ chức, doanh nghiệp KH&CN và Đổi mới sáng tạo; Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và Giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0 và Top tổ chức, địa phương tiêu biểu chủ động thực hiện CMCN 4.0 và chuyển đổi số. Trong đó, Trung tâm BTDTCĐ Huế được vinh danh ở hạng mục Top Tổ chức/Doanh nghiệp KH&CN và Đổi mới sáng tạo.

Trong khuôn khổ chương trình cũng diễn ra Hội thảo khoa học “Chuyển đổi số và Chuyển đổi xanh trong CMCN 4.0”, Phó Chánh Văn phòng Võ Quang Huy -  đại diện Trung tâm đã chia sẻ về định hướng phát triển công nghiệp văn hóa dựa trên công nghệ số và đổi mới sáng tạo.

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu hút đầu tư, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển ngành công nghệ thông tin

Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các doanh nghiệp không những khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, mà còn phải nhanh nhạy trong phát triển, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) cao, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), trí tuệ nhân tạo, đổi mới sáng tạo. Đó cũng là vấn đề được thảo luận, chia sẻ tại diễn đàn "Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) trong lĩnh vực CNTT" do Sở KH&CN tổ chức vào chiều 13/3.

Thu hút đầu tư, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển ngành công nghệ thông tin
Ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy lý luận chính trị

Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo, trong đó có đào tạo lý luận chính trị (LLCT). Để chủ động thích nghi với hoàn cảnh, các trường, cơ sở giáo dục LLCT, giảng viên cần đổi mới và nâng cao hơn nữa nhận thức, cơ sở hạ tầng, phương thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ… nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa hồng, vừa chuyên cho xã hội.

Ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy lý luận chính trị
Giúp trẻ tiếp cận công nghệ số an toàn, hữu ích

Ngày 10/5, đông đảo học sinh THCS trên địa bàn TX. Hương Thủy tham gia lớp tập huấn nâng cao năng lực số thông qua ứng dụng Hue-S và tuyên truyền Luật Trẻ em 2016 do các báo báo viên đến từ Sở Lao động, Thương binh & Xã Hội; Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh (Hue-S) hướng dẫn.

Giúp trẻ tiếp cận công nghệ số an toàn, hữu ích
Return to top