ClockChủ Nhật, 17/06/2018 13:48

“Văn hiến kinh kỳ” sẽ được đưa vào nhà hát

TTH - “Văn hiến kinh kỳ”, chương trình nghệ thuật đậm chất di sản văn hóa của Cố đô Huế, đã ra mắt thành công tại Festival Huế 2018. Sau festival, “Văn hiến kinh kỳ” tiếp tục được ấp ủ để trở thành sản phẩm nghệ thuật đặc trưng phục vụ du lịch.

Văn hiến kinh kỳ chờ ngày ra mắtVăn hiến kinh kỳ, nơi văn hóa Việt hội tụ và tỏa sángTỏa sáng ngàn năm văn hóa Việt“Văn hiến Kinh kỳ” tiếp tục hấp dẫn hàng ngàn khán giảTour đầu Festival Huế 2018: Công chúng hài lòng

Gánh lửa trong “Văn hiến kinh kỳ”

Tạo điểm nhấn

Là chương trình nghệ thuật “đinh” của Festival Huế 2018, cả hai đêm diễn của “Văn hiến kinh kỳ” ở sân khấu nền điện Cần Chánh (Đại Nội) đều thu hút lượng khách vượt dự kiến hàng trăm lượt người. Đó là một thành công lớn đối với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế, khi đây là lần đầu tiên đơn vị sử dụng nguồn lực tại chỗ, từ tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên… để dàn dựng một chương trình nghệ thuật được đánh giá cao về độ hoành tráng, công phu và rực rỡ.

“Văn hiến Kinh kỳ” là câu chuyện kể về quá trình thống nhất giang sơn và xây dựng Kinh đô Huế của triều đại nhà Nguyễn. Trong quá trình ấy, nhiều di sản văn hóa của Cố đô đã được kết tinh và tỏa sáng. Minh chứng rõ nhất là 5 di sản văn hóa từ vật thể, phi vật thể đến tư liệu… được UNESCO và các tổ chức trực thuộc công nhận. 

So với nhiều địa phương, Cố đô Huế có nhiều ưu thế vượt trội về di sản văn hóa. Tuy nhiên, để những ưu thế ấy trở thành thế mạnh không thể so sánh trong các hoạt động phục vụ du lịch thì vẫn còn nhiều trăn trở. Rất nhiều sản phẩm du lịch lấy cảm hứng từ di sản văn hóa được nghiên cứu, tổ chức thực hiện nhưng vẫn chưa thể duy trì được “sức bền”. Ý thức vấn đề đó, Trung tâm BTDTCĐ Huế đã nghĩ đến việc sáng tạo ra một sản phẩm du lịch mang hình hài, như “Văn hiến kinh kỳ” để tạo điểm nhấn và tự hào giới thiệu về những di sản văn hóa Huế đang có. Festival Huế 2018 là cơ hội tốt để “làm phép thử” cho chương trình này, nhất là phép thử về sức người.

Hiện nay, nhiều địa phương có thể mạnh về ngành du lịch đã trình làng chương trình nghệ thuật đặc trưng, như “Tinh hoa Bắc Bộ” của Hà Nội, “Hoa Đất Việt” của Nha Trang, hay “Ký ức Hội An”… Những chương trình nghệ thuật này đều hướng đến mục đích tạo nên không gian nghệ thuật mang đặc trưng vùng miền dành cho du khách “đến là phải xem”. Như một cách “check in” điểm đến vậy. Thừa Thiên Huế hoàn toàn có đủ chất liệu và những đôi bàn tay vàng để thiết kế nên những chương trình nghệ thuật “đến là phải xem” như thế. “Văn hiến kinh kỳ” đang được định hướng để biến điều đó thành hiện thực.

Sân khấu của "Văn hiến kinh kỳ" tại Festival Huế 2018

Đưa vào nhà hát

Khu di sản Huế có Nhà hát Duyệt Thị Đường, nơi hằng ngày vẫn được tổ chức các suất diễn giới thiệu với du khách những giá trị văn hóa nổi bật của nghệ thuật diễn xướng cung đình triều Nguyễn, gồm: Múa, tuồng và âm nhạc. Điểm hạn chế ở đây là chỉ phục vụ cùng lúc tối đa 80 người và không gian kiến trúc của nhà hát không cho phép ban tổ chức tùy ý trong việc thiết kế đồ họa cho sân khấu. Tích cực phát triển dịch vụ trên cơ sở phát huy giá trị di tích Cố đô Huế, tháng 4/2017, Trung tâm BTDTCĐ Huế khai thác chương trình tham quan Đại Nội về đêm. Tuy đạt mục tiêu đáng kể về lượng khách nhưng “Đại Nội về đêm” liên tục phải tạm ngưng phục vụ vì mưa. Sau 5 tháng mở cửa, chương trình tham quan Đại Nội về đêm phải tạm dừng.

Theo ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế, để “Văn hiến kinh kỳ” có thể trở thành chương trình nghệ thuật được biểu diễn thường xuyên, việc đầu tiên phải tính đến là đưa vào nhà hát. Trung tâm đang có đề án xây dựng một nhà hát trên nền của nhà hát Cửu Tư Đài (cung An Định) để “Văn hiến kinh kỳ” hoạt động. Vì phải vào nhà hát, không gian giới hạn nên “Văn hiến kinh kỳ” sẽ được tinh gọn những chi tiết không cần thiết, cả về nội dung và thời lượng, để phù hợp.

“Văn hiến kinh kỳ” trong Festival Huế 2018 dài khoảng 80 phút, cần đến hơn 400 diễn viên chuyên và không chuyên biểu diễn, nhưng khi đã vào nhà hát thì chỉ còn lại những gì tinh túy nhất, ngắn gọn nhất. Nếu thưởng lãm đêm Hoàng cung, du khách được tiếp đón bởi những trò diễn ở các sân khấu nhỏ, thiếu sự kết nối xuyên suốt, thì sẽ gặp ở “Văn hiến kinh kỳ” câu chuyện hoàn toàn khác. Đó là câu chuyện có nội dung, được liên kết xâu chuỗi logic, có tiến trình lịch sử và có điểm nhấn”, ông Nguyễn Phước Hải Trung nói.

Tháng 7/2018, chương trình tham quan Đại Nội về đêm sẽ hoạt động trở lại, nhưng “Văn hiến kinh kỳ” thì chưa theo đúng nhịp. Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế, “Văn hiến kinh kỳ” đòi hỏi có sự đầu tư lớn và chuyên nghiệp nên cần thêm thời gian để kêu gọi đầu tư theo chủ trương xã hội hóa.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – người nặng lòng với công cuộc bảo tồn di sản Cố đô Huế

“Văn hóa còn là dân tộc còn” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh nhiều lần như thế khi khẳng định vai trò của văn hóa tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào năm 2021. Trong những chuyến làm việc với các tỉnh, thành, Tổng Bí thư thường dành riêng thời gian đến thăm các di sản văn hóa và căn dặn đội ngũ làm văn hóa không ngừng học tập phấn đấu để nâng cao trình độ kiến thức, bồi đắp tình yêu, sự tâm huyết đối với các di sản vô giá của dân tộc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – người nặng lòng với công cuộc bảo tồn di sản Cố đô Huế
Tu bổ, tôn tạo gần 1.400m kè Hộ Thành hào ở mặt Đông Kinh thành Huế

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế cho biết, sẽ tiến hành tu bổ, tôn tạo hệ thống kè Hộ Thành hào ở mặt Đông di tích Kinh thành Huế. Đây là hạng mục thuộc dự án “Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế - Hợp phần tu bổ, tôn tạo di tích” đã được UBND tỉnh có quyết định điều chỉnh tại Quyết định số 1452/QĐ-UBND. ​

Tu bổ, tôn tạo gần 1 400m kè Hộ Thành hào ở mặt Đông Kinh thành Huế
Gìn giữ và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế

Với những nỗ lực không mệt mỏi, công tác bảo tồn, trùng tu di tích Cố đô Huế đã đạt được nhiều thành tựu trên các mặt: bảo tồn, trùng tu di tích; bảo tồn văn hóa phi vật thể; bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường các khu di sản; hợp tác quốc tế; ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn và đào tạo nguồn nhân lực; phát huy giá trị di sản.

Gìn giữ và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế
Đề xuất xem xét sửa đổi Luật Di sản văn hóa

Ngày 6/7, Đoàn khảo sát của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội đã có buổi làm việc với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế (BTDTCĐH) về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hoá.

Đề xuất xem xét sửa đổi Luật Di sản văn hóa

TIN MỚI

Return to top