ClockThứ Bảy, 18/01/2020 14:53

Vào Hoàng cung Huế thăm Tết xưa qua mộc bản

TTH.VN - Sáng 18/1, trong không gian của trường lang (Đại cung môn, Đại Nội) Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV phối hợp khai mạc triển lãm “Tết hoàng cung trong Mộc bản triều Nguyễn”.

Hoàng cung Huế khai ấn, tặng chữ chúc xuânĐón năm mới trong Hoàng cungGợi Tết xưa trong Hoàng cungHoàng cung dựng nêu đón TếtKhai xuân ở Hoàng cung

Giới thiệu thông tin về Tết hoàng cung qua các tư liệu Mộc bản

Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong tất cả các lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam. Từ ngày mồng Một tháng Chạp, triều đình nhà Nguyễn đã tổ chức lễ Ban sóc (ban lịch cho năm mới) tại Ngọ Môn. Sau lễ Ban sóc, triều đình tiến hành lễ Phất thức (lễ rửa ấn, lau chùi các sách phong) tại điện Cần Chánh vào ngày 20 tháng Chạp. Tiếp đến là lễ tế Hưởng ở các miếu (lễ cúng ở các miếu thờ dịp cuối năm). Ngày 30 tháng Chạp, nhà vua ngự điện Thái Hòa để làm lễ Thướng tiêu (dựng cây nêu) cùng các quan văn võ. Thời khắc giao thừa là lúc tiến hành lễ Trừ tịch, xóa bỏ hết những điều không may mắn, vui vẻ của năm cũ.

Ngự lịch thời nhà Nguyễn

Sáng ngày mồng Một tháng Giêng, lễ Tiến xuân – Nghinh xuân bắt đầu. Thời điểm này, nhà vua ngự điện Thái Hòa nhận lễ lạy mừng của quân thần và ban tiền thưởng cho các quan. Từ ngày mồng Ba tết, nhà vua thường tổ chức các cuộc du xuân ra ngoài Kinh thành để tìm hiểu đời sống dân tình và thăm lại thầy giáo cũ của mình. Ngày mồng Bảy tháng Giêng, lễ Khai hạ (hạ cây nêu) được cử hành. Sau 9 phát súng trên Kỳ đài, các quan viên mở hộp đựng ấn triện để bắt đầu công việc một năm mới.

Cận cảnh một mặt khắc thông tin việc hoàng đế Tự Đức ban lộc xuân cho quan lại và thường dân

“Tết hoàng cung qua Mộc bản triều Nguyễn” gồm 32 bản chụp tư liệu mộc bản, bản dập giới thiệu đến công chúng những quy định có tính điển lệ, cùng những hoạt động cụ thể của vua, quan triều Nguyễn trong việc giữ gìn và duy trì tết cổ truyền dân tộc. Trong đó, nhấn mạnh 3 nội dung: việc các vua Nguyễn chuẩn bị cho tết Nguyên đán, các nghi lễ đón tết và thưởng tết.

Mộc bản triều Nguyễn là khối Di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam. Đây là những tài liệu gốc, lưu giữ những giá trị tâm linh và truyền thống văn hóa của lịch sử dân tộc. Thăm Hoàng cung Huế dịp xuân Canh Tý, du khách có nhiều cơ hội thưởng lãm và trải nghiệm Tết Huế xưa trong nhịp sống hôm nay.

Bài, ảnh: Đồng Văn

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di sản tư liệu trên Cửu đỉnh

Cửu đỉnh được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2012. Ngày 8/5 vừa qua, tại thủ đô của đất nước Mông Cổ, “Những bản đúc trên chín đỉnh đồng (Cửu đỉnh) ở Hoàng cung Huế” chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Di sản tư liệu trên Cửu đỉnh
UNESCO ghi danh di sản tư liệu thứ 4 của Huế

Với những giá trị đặc biệt, độc đáo về hình thức, nội dung thông tin, “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” vừa được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 8/5, và trở thành Di sản Tư liệu thế giới thứ 4 của Huế.

UNESCO ghi danh di sản tư liệu thứ 4 của Huế
Bảo vệ di sản quý báu của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tiến hành lấy ý kiến đóng góp xây dựng Hồ sơ Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Trong đó, nội dung hoàn toàn mới về di sản tư liệu nhằm tạo nền tảng vững chắc cho việc quản lý, bảo vệ và lan tỏa giá trị của loại hình di sản mới mẻ này.

Bảo vệ di sản quý báu của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất
Đánh thức giá trị di sản tư liệu

Di sản tư liệu là những bằng chứng lịch sử có giá trị nổi bật, chứa đựng những thông tin về quá khứ với nội dung đa dạng, mang tính duy nhất không thể thay thế và có sức ảnh hưởng sâu rộng. Thế nhưng để phát huy, lan tỏa những giá trị quý báu ấy, đòi hỏi phải có hành trình “đánh thức”, mở lối để di sản tư liệu có cơ hội đến gần hơn với đông đảo công chúng.

Đánh thức giá trị di sản tư liệu
Return to top