ClockThứ Tư, 06/12/2017 14:49

Việc thực thi quyền tác giả ở Việt Nam còn hạn chế

Kỷ nguyên kỹ thuật số và internet đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra hàng loạt thách thức nhằm bảo vệ quyền tác giả.

Sáng 6/12, tại Hà Nội, Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo “Quyền tác giả, Quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số và các hiệp ước về internet của WIPO”.

Hội thảo đã thu hút đông đảo các nhà quản lý, nghiên cứu, nghệ sĩ trong và ngoài nước tham dự.

Tại hội thảo hàng loạt các vấn đề nóng về quyền tác giả, quyền liên quan như: Vai trò của hệ thống quyền tác giả trong việc phát triển công nghiệp văn hóa; Thuận lợi và khó khăn của các quốc gia tham gia Hiệp ước quốc tế về quyền tác giả... đã được đưa ra thảo luận.

Hội thảo “Quyền tác giả, Quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số và các hiệp ước về Internet của WIPO”

Theo các đại biểu, tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung ngành công nghiệp bản quyền đang phát triển nhanh hơn, tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn so với các ngành khác, góp phần khuyến khích ra nhiều tác phẩm mới, kích thích sự sáng tạo, truyền bá tác phẩm, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của tác giả. Chính vì vậy, rất  cần quan tâm quản lý và điều hòa tốt hệ thống quyền tác giả, tạo cơ sở cho việc phát hành tác phẩm và làm tác phẩm phái sinh.

Thời kỳ kỷ nguyên kỹ thuật số và internet đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội tiếp cận các tác phẩm, khai thác tài nguyên sáng tạo vào bất kỳ thời gian, địa điểm nào, nhưng cũng đặt ra hàng loạt thách thức nhằm bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số, đòi hỏi phải có các giải pháp quốc tế. Nhất là, tại Việt Nam quyền liên quan còn chưa được quan tâm đúng mức.

Chia sẻ tại Hội thảo NSND Thanh Hoa thẳng thắn nói: "Ngay cả những người làm công tác bảo vệ quyền như chúng tôi, nếu không có các cuộc hội thảo đưa ra những vấn đề rất quan trọng mở ra cho tôi một sự hiểu biết.

Chúng tôi đã phục vụ rất nhiều năm nhưng những quyền lợi cũng như những giá trị của những sản phẩm âm nhạc, dường như chúng tôi không nằm trong ý thức của những người sử dụng nó để kinh doanh".

Hội thảo cũng thống nhất cho rằng Việt Nam cần bổ sung, điều chỉnh kịp thời các quan hệ pháp luật mới, phù hợp tiến trình theo xu hướng quốc tế về Luật Bản quyền tác giả, đẩy mạnh việc tham gia các điều ước song phương, đa phương.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
UNCTAD: Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số

Mới đây, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) đã công bố báo cáo cho thấy tác động đáng kể đến môi trường của lĩnh vực kỹ thuật số toàn cầu và gánh nặng không cân xứng mà các nước đang phát triển phải gánh chịu. Báo cáo nhấn mạnh rằng, trong khi số hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và mang lại những cơ hội đặc biệt cho các nước đang phát triển thì hậu quả về môi trường của nó ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đáng lưu ý, các nước đang phát triển vẫn bị ảnh hưởng không đồng đều cả về kinh tế và sinh thái do sự phân chia về phát triển và kỹ thuật số hiện có.

UNCTAD Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số
Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương

Số hóa là động lực thúc đẩy kết nối và hòa nhập, từ việc hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng mới và hoạt động kinh doanh mới cho đến giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và tạo việc làm, các nền tảng và công nghệ kỹ thuật số mang lại lợi ích kinh tế to lớn.

Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương
Return to top