ClockChủ Nhật, 21/01/2024 07:25

Tính toán cho không gian trưng bày mỹ thuật

TTH - Bên cạnh lối trưng bày truyền thống, Bảo tàng Mỹ thuật Huế cần hướng đến kết hợp công nghệ số để thu hút, hấp dẫn, tăng cường khả năng trải nghiệm cho người xem. Công nghệ số cũng cần tập trung đến việc số hóa dữ liệu trưng bày để phục vụ, khai thác các giải pháp thông minh.
HN - Ngọc Huyền
  • HN - Ngọc Huyền
  • HN - Phú Thăng

Bảo tàng Mỹ thuật Huế đón gần 60.000 lượt khách đến tham quan năm 2023Cuộc “hội ngộ vàng son” của hội họa

Tham quan một không gian trưng bày ngoài trời ở đường Lê Lợi - TP. Huế 

Đó là một trong nhiều hiến kế được các chuyên gia đặt ra khi bàn về đề cương không gian trưng bày tác phẩm mỹ thuật thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Huế.

Áp dụng công nghệ hiện đại trong trưng bày

Ra đời được 5 năm, Bảo tàng Mỹ thuật Huế ít nhiều khẳng định thương hiệu và trở thành điểm đến hấp dẫn với người yêu nghệ thuật. Vẫn còn rất nhiều rào cản cũng như khó khăn từ kinh phí đến việc sưu tập, trưng bày, nhưng theo một số nhận định của người trong giới, đó vẫn là hành trình dài, cần đầu tư, thay đổi.

Họa sĩ Nguyễn Thiện Đức, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế cho rằng, so sánh với các bảo tàng mỹ thuật khác trên cả nước thì với số lượng hiện vật và tác phẩm của Bảo tàng Mỹ thuật Huế còn quá khiêm tốn, chưa đủ để người thưởng ngoạn thấy rõ ràng “chân dung” mỹ thuật Huế.

Theo ông Đức, về lý thuyết thì có đề cương sưu tập rõ ràng nhưng thực tiễn kinh phí đầu tư, nguồn tác phẩm và hiện vật có thể sưu tập thì lại khác. Qua hồ sơ sưu tập cho thấy, tác phẩm của các tác giả từ cận đại đến năm 1945 và 1954 hiện có là không nhiều; giai đoạn 1954 - 1975 và 1975 đến trước - sau đổi mới 1987 đã có nhưng vẫn thưa thớt; tác giả trẻ giai đoạn hiện nay vẫn chưa đa dạng phong cách, thay đổi của mỹ thuật Huế. Điều này phản ánh thực trạng tác giả - tác phẩm hiện có chưa liền mạch.

Ở góc nhìn của mình, vị họa sĩ này cũng nhận định, không quá đặt nặng mỹ thuật cổ mà nên bắt đầu những tác giả, tác phẩm đặt nền móng cho mỹ thuật hiện đại Huế. Bàn thêm về không gian trưng bày, họa sĩ Nguyễn Thiện Đức đưa ra phương án phân chia thành hai khu vực không gian trưng bày cố định và không gian trưng bày chuyên đề. Duy trì cách trưng bày truyền thống với hệ thống trưng bày cố định được phân nhóm theo tiến trình lịch sử của mỹ thuật Huế, theo từng mốc thời gian với những tác giả nổi tiếng đi kèm với những tác phẩm tiêu biểu.

Ngoài ra, nên kết hợp các hình thức công nghệ hiện đại để góp phần phản ánh tốt hơn giá trị nghệ thuật của tác phẩm đến công chúng và thu hút khách tham quan nhiều hơn. “Ngoài tác giả, tác phẩm và hiện vật bản gốc nên chú trọng sử dụng công nghệ lồng ghép để giới thiệu thêm trên nền tảng số về bối cảnh lịch sử, xã hội, nhân thân và thông tin về hoạt động nghệ thuật của tác giả, hình ảnh số của những tác giả để làm sinh động, giàu có hơn nguồn dữ liệu thực”, người đứng đầu Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phân tích.

Cần có đội ngũ chuyên gia giám tuyển nghệ thuật

Họa sĩ Đỗ Kỳ Huy (Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế) cho rằng, trước mắt Bảo tàng Mỹ thuật Huế có thể xây dựng nhận diện là bảo tàng nghệ thuật hiện đại Huế. Đây là mô hình phổ biến trên thế giới với điểm nổi bật là khả năng cập nhật nhanh chóng các xu hướng nghệ thuật đang thay đổi liên tục trong khu vực và quốc tế. Ưu điểm của mô hình này đó là tận dụng cơ hội sưu tập luôn sẵn sàng, dễ dàng thu hút, hình thành nhóm công chúng ổn định, thường xuyên.

Đề cương trưng bày theo họa sĩ Huy, tập trung vào nghệ thuật đương đại và mỹ thuật hiện đại Huế. Cùng với đó, cần nhanh chóng xây dựng đội ngũ chuyên gia giám tuyển nghệ thuật có khả năng tổ chức các triển lãm chuyên đề mang tính tổng kết và tuyển chọn. Qua đó, tạo nguồn sưu tập được thẩm định phù hợp với tiêu chí riêng của bảo tàng. “Cần sớm có phương án hoàn thiện công trình Bảo tàng Mỹ thuật Huế không chỉ đáp ứng các hoạt động chức năng và nghiệp vụ mà còn có khả năng thích ứng với sự phát triển về loại hình nghệ thuật đương đại”, họa sĩ Huy mong mỏi.

Theo quan điểm của ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, hệ thống trưng bày của không gian trưng bày tác phẩm mỹ thuật thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Huế cần bao gồm bốn không gian trưng bày: thường xuyên, có thời hạn, ngoài trời, khám phá sáng tạo.

Trong đó, không gian trưng bày thường xuyên có vai trò chủ đạo, xuyên suốt của bảo tàng. Nội dung trưng bày không chỉ thể hiện lĩnh vực nghệ thuật mà còn phản ánh rõ nét các khía cạnh lịch sử, văn hóa địa phương mang đậm đặc trưng vùng đất, con người Huế. “Điều này không chỉ làm nổi bật sự độc đáo mà còn xây dựng được bản sắc riêng, phản ánh được tầm quan trọng của Bảo tàng Mỹ thuật Huế trong cộng đồng văn hóa nghệ thuật rộng lớn”, ông Hải nhận định và lưu ý cần chú trọng đến giải pháp trưng bày như yếu tố kỹ thuật, ánh sáng, công nghệ… để tạo được sức hấp dẫn với người xem.

Bài: Nhật Minh - Ảnh: Ngọc Hòa
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”

Hưởng ứng Festival mùa thu Huế 2024 và nhân Lễ Vu lan năm Giáp Thìn, Bảo tàng Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn tại số 114 đường Mai Thúc Loan, TP. Huế tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn” vào sáng 15/8.

“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”
Chăm sóc không gian xanh ở bệnh viện

Với nhiều hoạt động, Bệnh viện Mắt (BVM) Huế đang tạo ra không gian xanh với mục tiêu: “Đẹp như công viên - Sạch như ở nhà”. Không chỉ bệnh nhân, người nhà, cả nhân viên y tế đều có cảm giác thoải mái được hòa mình vào thiên nhiên.

Chăm sóc không gian xanh ở bệnh viện

TIN MỚI

Return to top