ClockThứ Tư, 27/12/2023 14:37

Tôn vinh 38 văn nghệ sĩ xuất sắc năm 2023

TTH.VN - Sáng 27/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh tổ chức chương trình trao tặng thưởng và tôn vinh văn nghệ sĩ năm 2023.

Dấu ấn "Hương thời gian"Bảo tồn, phát huy văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế

 Tặng hoa chúc mừng các văn nghệ sĩ xuất sắc

Chương trình nhằm tôn vinh các văn nghệ sĩ đã đoạt các giải thưởng quốc tế, trong nước, khu vực, giải thưởng hàng năm của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, các giải thưởng uy tín khác của quốc gia và trao tặng thưởng tác phẩm, công trình VHNT xuất sắc năm 2023 của Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.

38 văn nghệ sĩ đến từ các hội chuyên ngành đã được vinh danh tại chương trình. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho quá trình nỗ lực, phấn đấu, sáng tạo không ngừng nghỉ của các văn nghệ sĩ trong năm 2023. Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh cũng trao tặng thưởng cho 14 công trình, tác phẩm xuất sắc năm 2023 bao gồm: Tập thơ "Dòng Huế Dòng Thương" (tác giả Từ Nguyễn); 3 ca khúc: "Lạc vào cõi mơ"  (tác giả Lê Văn Đình), "Ngày hội tuổi thơ" (tác giả Phạm Phước Nghĩa), "Doanh nhân Việt Nam" (tác giả Trần Minh Đức); 3 tác phẩm ảnh: "Sông Hương Đêm Hội" (tác giả Phan Thị Xuân Mai), "Vượt khó" (tác giả Nguyễn Khoa Huy), "Bứt phá" (tác giả Hồ Ngọc Sơn); 2 tác phẩm múa: "Khát vọng xanh" (biên đạo Võ Lệ Huyền), "Vọng Hương Giang" (biên đạo Ngô Thị Bạch Mai); 2 vở tuồng cổ "Thần Nữ dâng ngũ linh kỳ" (Hội Nghệ sĩ Sân khấu), "Bách đao Diệm Thiên Hùng" (Hội Nghệ sĩ Sân khấu); 3 tác phẩm mỹ thuật: "Bến xuân" (tác giả Nguyễn Thị Hải Hòa), "Lưu giữ nét tài hoa" (tác giả Trần Xuân Minh), "Vợ tôi" (tác giả Phan Thanh Quang).

Theo nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, trong năm 2023, nhiều văn nghệ sĩ tỉnh nhà đã đạt được nhiều giải thưởng, tặng thưởng cấp quốc gia, quốc tế và khu vực đáng ghi nhận. Những giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế thể hiện sức sáng tạo và tài năng của văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế, góp phần làm rạng rỡ vùng đất Cố đô có bề dày truyền thống văn học nghệ thuật.

Tin, ảnh: ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới

Lúc 13h 9 phút, ngày 8/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới
Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương

TIN MỚI

Return to top