ClockThứ Ba, 27/06/2023 12:50

Triển lãm chữ ký và bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô

Triển lãm trưng bày hơn 200 lệnh, sắc lệnh lưu trữ cùng nhiều văn bản bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gần 80 ảnh tư liệu minh họa cho giai đoạn lịch sử từ năm 1945-1969.

“Về nơi lưu dấu chân Người”Triển lãm ảnh về Bác và tổ chức ngày hội đọc sáchTriển lãm tư liệu khái quát hơn 90 năm lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí MinhTriển lãm 48 tác phẩm mỹ thuật về Bác HồNhiều hoạt động hưởng ứng Ngày sách Việt Nam

leftcenterrightdel
Bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh trưng bày tại triển lãm.  

Ngày 27/6, huyện Cô Tô (Quảng Ninh) phối hợp với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc triển lãm “Sưu tập chữ ký và bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1969."

Tham dự có ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

Triển lãm trưng bày hơn 200 lệnh, sắc lệnh lưu trữ cùng nhiều văn bản bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gần 80 ảnh tư liệu minh họa cho giai đoạn lịch sử từ năm 1945-1969, đây cũng là quãng thời gian 24 năm Bác ở cương vị cao nhất là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Qua đó, giới thiệu đến cán bộ, chiến sỹ, nhân dân và du khách tài liệu, tư liệu quý của đất nước và về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục niềm tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ tài liệu quý giá nhất.

Triển lãm gồm 2 nội dung chính: Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xây dựng hệ thống chính quyền nhân dân, kiên trì giải pháp ngoại giao để bảo vệ thành quả cách mạng và lãnh đạo cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân thắng lợi (1945-1954); Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo công cuộc cải tạo xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới.

Theo Ban tổ chức, đây là hoạt động góp phần quảng bá, lan tỏa giá trị di sản Hồ Chí Minh để thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, thiết thực chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963-30/10/2023) và 30 năm Ngày thành lập huyện Cô Tô (23/3/1994-23/3/2024).

Triển lãm cũng là hoạt động có ý nghĩa thiết thực để thành kính tưởng nhớ, tri ân, làm rõ thêm công lao, cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc Việt Nam; góp phần giáo dục niềm tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ tư liệu, tài liệu về Bác.

Triển lãm kéo dài đến hết năm 2023./.

Theo TTXVN/Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa

Võ Thành Thân là một trong những họa sĩ trẻ, góp phần làm nên công cuộc đổi mới nghệ thuật Việt Nam. Triển lãm cá nhân “Mộng Ảnh” của anh đang diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (TP. Hồ Chí Minh) từ ngày 30/11 - 15/12/2024 - triển lãm quy tụ 14 bộ tác phẩm sơn dầu, thành quả của hơn ba năm nghiên cứu và sáng tạo miệt mài.

Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến

Ngày 14/12, Đại hội Tim mạch học toàn quốc lần thứ 19 chính thức khai mạc, thu hút 2.200 đại biểu và hội viên trong, ngoài nước. Với chủ đề “Tim mạch học trong kỷ nguyên mới: Con đường bước ra thế giới", đại hội diễn ra với nhiều hoạt động đến ngày 15/12.

Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến

TIN MỚI

Return to top