ClockThứ Sáu, 04/03/2022 10:14

Triều Nguyên - Nhà nghiên cứu văn học - văn hóa dân gian giàu tâm huyết

Vẫn mơ tranh Sình đi khắp năm châuMột cuốn sách hay về hoa văn dèng của người Tà Ôi

Thạc sĩ, nhà nghiên cứu văn học- văn hóa dân gian Triều Nguyên (1952 - 2022), tên khai sinh là Lư Viên. Anh từng công tác ở Phòng Văn hóa - Thông tin huyện (nay là thị xã) Hương Thủy và dạy học ở Trường THPT Phú Bài. Nghề nghiệp, là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho anh có nhiều hiểu biết, có nhiều đam mê, hứng thú trong công việc của một nhà nghiên cứu văn học - văn hóa dân gian. Anh Triều Nguyên cũng là một trong những người tích cực tham gia vào việc thành lập “Hội Văn nghệ Dân gian Thừa Thiên Huế” (1991) và được đề cử vào Ban Thư ký khóa I, khóa II, Tổng Thư ký khóa III, Chủ tịch Hội khóa IV, khóa V và là hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam từ tháng 4/1990.

Hương Thủy nói riêng và Thừa Thiên Huế nói chung là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa không  những của của miền Trung mà còn là của cả nước ta. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất này và qua những cuộc đi điền dã về các làng quê, phố phường, anh Triều Nguyên đã sớm nhận ra những giá trị, những nét đẹp về văn hóa của quê hương mình. Do vậy, cuốn sách đầu tiên của anh được xuất bản chính là cuốn sách nói về văn học dân gian của một huyện ở phía nam Cố đô Huế. Đó là cuốn “Văn học dân gian Hương Phú” (Sở Văn hóa Thông tin Bình Trị Thiên xuất bản năm 1988).

Từ cuốn sách đầu tiên cho mãi đến những năm sau này, nhà giáo, nhà nghiên cứu Triều Nguyên đã ra mắt độc giả trên 20 cuốn sách. Sách của anh có thể chia làm 3 loại chính:

- Sách sưu tầm, biên soạn: Ví như các cuốn: “Tục ngữ Thừa Thiên Huế” (2006), “Giai thoại Nguyễn Kinh” (1990), “Ca dao Thừa Thiên Huế” (2005)...

- Sách nghiên cứu: Chẳng hạn các cuốn: “Đồng dao người Việt” (2008), “Bình giải ca dao” (2001), “Tục ngữ thường đàm” (2006)...

- Sách chuyên luận: Tiêu biểu như các cuốn: “Tiếp cận ca dao bằng phương thức xâu chuỗi theo mô hình cấu trúc” (1999), “Tìm hiểu về đồng dao người Việt” (2009), “Góc nhìn cấu trúc về ca dao và truyện ngụ ngôn” (2010).

Một số công trình nghiên cứu văn hóa dân gian của anh đã nhận được giải thưởng của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam và Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế.

Sách của anh không chỉ được người đọc ở tỉnh nhà biết đến mà còn được nhiều nhà nghiên cứu ở Thủ đô, ở các tỉnh, thành khác của nước ta tìm đọc bởi các tập sách đó đã mang đến cho độc giả nhiều thông tin mới, nhiều điều rất thú vị về văn học - văn hóa dân gian vùng đất Cố đô.

Không chỉ viết sách, anh Triều Nguyên còn có nhiều bài nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa Thừa Thiên Huế nói riêng và văn hóa nước nhà nói chung. Không ít bài viết giàu tâm huyết của anh đã được đăng trên các báo: Thừa Thiên Huế, Giáo dục thời đại và các tạp chí: Sông Hương, Cửa Việt, Văn hóa Dân gian, Hán Nôm, Nguồn sáng dân gian, Dân tộc học...

Do có uy tín trong công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian nên anh đã được mời tham gia 7 đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, 3 đề tài nghiên cứu do Chính phủ tài trợ (Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam quản lý) và là đồng tác giả của 7 đề tài khác.

Nhà nghiên cứu - thạc sĩ Triều Nguyên giờ đây đã về với cõi vĩnh hằng. Nhưng tâm huyết của anh, trí tuệ của anh và những công trình sưu tầm, nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế của anh sẽ còn sống mãi với thời gian, với quê hương - đất nước.

Huy Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực cho văn học nghệ thuật Cố đô

Lần thứ 7 tổ chức, Giải thưởng Văn học nghệ thuật (VHNT) Cố đô (2018 - 2023) tiếp tục thu hút sự tham gia của đông đảo văn nghệ sĩ (VNS) xứ Huế. Theo kết quả cuối cùng của Hội đồng chung khảo, Giải thưởng VHNT Cố đô lần này có 57 giải dành cho 57 tác giả, nhóm tác giả (7 giải A, 18 giải B, 32 giải C).

Động lực cho văn học nghệ thuật Cố đô
Văn học miền Trung nửa sau thế kỷ XX

Ngày 1/6, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề “Văn học miền Trung nửa sau thế kỷ XX”.

Văn học miền Trung nửa sau thế kỷ XX
Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”

Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân (Phú Vang) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024 do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế (thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế) phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức.

Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Return to top