ClockThứ Bảy, 29/07/2023 15:41

Tuổi trẻ cống hiến cho phong trào đô thị

TTH - Trong phong trào đấu tranh ở các đô thị miền Nam, phong trào đô thị Huế đã đóng góp tích cực vào thành công của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân là một trong những người tham gia phong trào từ những ngày đầu đến lúc ra chiến khu vào năm 1966.

Ra mắt tập thơ “Đời thơ tôi” của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân

leftcenterrightdel
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân với hồi ức về 3 năm tham gia tranh đấu (1963-1966) trong tập tự truyện “Nguyễn Đắc Xuân, từ Phú Xuân đến Huế” 

Phong trào đô thị gắn với các tầng lớp nhân sĩ, trí thức, tôn giáo, các công thương gia, sinh viên học sinh, chị em tiểu thương... Đi liền với nó là những cuộc bãi khóa, xuống đường, những đêm không ngủ... Trong sự nghiệp đấu tranh đòi hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước, có sự đóng góp quan trọng và đầy tự hào của phong trào đô thị ở miền Nam nói chung, Huế nói riêng.

Thanh niên, sinh viên, học sinh Huế đã tổ chức, tham gia nhiều cuộc đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn với nhiều hình thức. Mặc dù bị chính quyền Sài Gòn đàn áp, bị bắt, tra tấn, tù đày, nhưng các lực lượng đã đoàn kết, đấu tranh bền bỉ, không khoan nhượng nên phong trào tiếp tục phát triển. Trong phong trào ấy, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân là một trong những thành viên tích cực, tham gia phong trào từ những ngày đầu (5/1963).

Hiện nay, ở tuổi 87, ông Xuân vẫn còn nhớ tuổi trẻ của những năm tháng tham gia phong trào đô thị Huế. Ông kể: “Tôi xuất thân từ đoàn sinh viên Phật tử Huế thành lập đầu năm 1963. Khi ấy, tôi đang học năm thứ 2 Trường đại học Sư phạm Huế thì nổ ra cuộc đấu tranh chống Ngô Đình Diệm, đòi bình đẳng tôn giáo. Tôi tham gia phong trào và đó là bước ngoặt lịch sử, một sinh viên trở thành người chiến sĩ yêu nước”.

Trụ sở lãnh đạo cuộc đấu tranh tại chùa Từ Đàm, sau đó mở thêm một địa điểm hoạt động tại chùa Diệu Đế. Ông Xuân khi ấy phụ trách bài vở tuyên truyền phát thanh tại chùa Diệu Đế. Cuộc đấu tranh trở nên sôi động từ khi ngọn lửa Thích Quảng Đức bừng sáng tại Sài Gòn. Đồng bào Huế hằng ngày tập trung ở đường Bạch Đằng và Huỳnh Thúc Kháng để theo dõi tin tức đấu tranh. Người của chế độ Diệm đe dọa sẽ đàn áp, giải tán. Noi theo ngọn đuốc Thích Quảng Đức, sinh viên đã tổ chức nhiều đống củi và xăng trước sân chùa Diệu Đế, thề nếu bị đàn áp thì sinh viên cũng sẽ tự thiêu. “Bản thân tôi lúc ấy thấy chuyện vào ngồi trong giàn hỏa tự thiêu cho chánh pháp không có gì là khó khăn, sợ hãi”, ông Xuân nói.

Một cuộc tuần hành của sinh viên Đại học Huế bắt đầu từ giảng đường C (khách sạn Morin cũ) kéo lên tòa đại biểu để gặp đại diện của chính quyền đưa kiến nghị của sinh viên gửi đến chính quyền Ngô Đình Diệm. Có thể xem đó là ngày khởi đầu cho phong trào đô thị ở Huế. Thành phố bị giới nghiêm, nhưng các tụ điểm đấu tranh vẫn đông người. Không ai còn sợ cái uy của chính quyền Diệm nữa. Tối 20 rạng ngày 21/8/1963, chế độ Ngô Đình Diệm đã thực hiện kế hoạch nước lũ, bắt hết những người tham gia các cuộc đấu tranh ở Huế và các tỉnh thành miền Nam vào tù.

Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị chính bộ máy quân sự ở Sài Gòn lật đổ, dân chúng Huế xem sinh viên Huế là những người có công. Ý thức về tự do, dân chủ hình thành trong các phong trào đấu tranh của sinh viên, học sinh Huế nhiều năm sau đó. Ông Nguyễn Đắc Xuân nhớ lại: “Đối với tôi, sự kiện đấu tranh năm 1963 là bước ngoặt quan trọng của sinh viên miền Nam, trong đó có tôi, mở ra phong trào đấu tranh đô thị từ 1963 đến 1975. Nhiều sinh viên thanh niên bình thường đã trở thành chiến sĩ yêu nước có tên tuổi”.

Sau khi tham gia đấu tranh lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, Nguyễn Đắc Xuân tiếp tục đấu tranh chống quân phiệt Nguyễn Khánh, Trần Văn Hương và Thiệu - Kỳ. Tháng 5/1966, Thiệu - Kỳ chuẩn bị đưa quân ra đàn áp phong trào ở Đà Nẵng. Sinh viên Huế vận động đồng bào và quân đội chống Thiệu - Kỳ lập đoàn sinh viên quyết tử học quân sự để vào giúp Đà Nẵng chống Thiệu - Kỳ. Ông Xuân được bầu làm đoàn trưởng. Sau đó hai anh em ông Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan, thành viên trong phong trào và Nguyễn Đắc Xuân bị Thiệu - Kỳ truy nã, bắt giết. Ông Tường và ông Phan là cơ sở cách mạng nên đã thoát ly kháng chiến. Ông Xuân là Phật tử nên trốn trong các chùa. Lúc đầu, ông Xuân trốn ở chùa Kim Tiên và bị lộ, rồi chuyển sang trốn ở chùa Tường Vân. Bị phát hiện, một đội an ninh của chế độ Thiệu - Kỳ đã đến chùa Tường Vân lùng sục, điểm danh từng người quyết tìm ra ông Xuân. Nhờ sự bảo vệ của các thầy mà ông Xuân đã thoát được. 

Chùa Tường Vân chính là cơ sở cách mạng nên mọi khó khăn, gian khổ của ông Xuân đều được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trên chiến khu nắm rõ. Từ chiến khu, ông Tường viết thư rủ ông Xuân ra chiến khu một thời gian rồi lại vào tranh đấu. Ông Xuân chuẩn bị hành trang lánh nạn khoảng 1 tuần, nhưng chuyến đi đó kéo dài đến 9 năm. Trong 9 năm đó, ông vẫn tìm cách liên lạc với anh em tranh đấu ở đô thị. Sau khi đi kháng chiến về, ông Xuân nghiên cứu, tìm hiểu phong trào đô thị và 3 năm tham gia tranh đấu (1963-1966) được ông dành viết nguyên tập 2 trong tập tự truyện “Nguyễn Đắc Xuân, từ Phú Xuân đến Huế”. 

Nhìn lại một thời tuổi trẻ tranh đấu, ông Xuân cảm thấy tự hào: “Trong lịch sử cả nước, không nơi nào lại phát xuất ra một phong trào đô thị chống kẻ thù. Sự áp bức, hoành hành đến mức không chịu nổi của chế độ Sài Gòn và lòng yêu nước là nguyên nhân khởi phát phong trào. Phong trào đô thị không chỉ hoạt động sôi nổi ở Huế mà lan rộng khắp cả nước, trở thành một điểm son trong lịch sử. Phong trào đấu tranh mạnh mẽ nhất diễn ra vào mùa hè năm 1966 với khẩu hiệu chống Mỹ lập lại hòa bình ở miền Nam Việt Nam. Tham gia đội sinh viên quyết tử nghĩa là sẵn sàng đối mặt với cái chết, nhưng tôi cùng đồng đội không hề run sợ”.

Vì hoàn cảnh, 15 tuổi, ông Nguyễn Đắc Xuân mới biết chữ và phải nỗ lực rất nhiều mới vào được đại học. Vậy nhưng, với tinh thần yêu nước, khát vọng học vấn của ông đã được thay thế bởi khát vọng hòa bình thống nhất dân tộc. Ông đã dâng hiến cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh giành độc lập. Sau ngày đất nước thống nhất, ông hiến dâng những năm tháng còn lại cho việc nghiên cứu triều Nguyễn và Huế xưa.

Bài, ảnh: MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vì một Huế xanh

Với chủ đề “Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế sống xanh, sống đẹp, sống có ích”, các cấp bộ đoàn toàn tỉnh cụ thể hóa Đề án “Ngày Chủ nhật xanh - Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng” thành những mô hình, hoạt động cụ thể và thiết thực.

Vì một Huế xanh
Điểm nhấn của tuổi trẻ

Vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vào cuối tháng 7 vừa qua là minh chứng xác thực nhất cho tinh thần xung kích, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm cùng những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương của tuổi trẻ Hương Thủy trong thời gian qua.

Điểm nhấn của tuổi trẻ
Tuổi trẻ công an và trách nhiệm tri ân

Tháng 7 – tháng tri ân, cán bộ, chiến sĩ trẻ trong toàn lực lượng Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã có những công việc làm cụ thể, thiết thực hướng về các gia đình chính sách, người có công với cách mạng.

Tuổi trẻ công an và trách nhiệm tri ân
Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga đánh giá cao cống hiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 20/7, Báo “Sự thật Komsomol” của Nga đã đăng bài phỏng vấn đồng chí Gennady Zyuganov, Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga. Trả lời phỏng vấn, đồng chí Gennady Zyuganov đánh giá cao vai trò, những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.

Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga đánh giá cao cống hiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TIN MỚI

https://suakhoavantay.vn Mua bán nhà đất mỹ gia nha trang Chính chủ, Giá Tốt Nhất Thiết bị vệ sinh giá rẻ Phương thức thanh toán Eco Retreat Long An Mở bán Dự án Masteri Lakeside Đại lý F1 caraworldcamranh.org
Return to top