ClockThứ Tư, 02/09/2020 13:34

Ấn tượng “phim trường”

TTH - Mỗi góc quay về Huế trong một cảnh phim đã để lại trong lòng người xem không chỉ sự mến mộ, mà còn tạo được dấu ấn về một địa danh du lịch nổi tiếng, một vùng đất với vô vàn danh lam thắng cảnh mà qua phim ai cũng muốn tìm đến…

Có tầm nhìn, Huế sẽ là phim trường đúng nghĩaNgắm Huế trên phim

Cảnh quay phim “Kiều” ở làng cổ Phước Tích

“Kiều” lên phim

Phim Kiều được chuyển thể từ tác phẩm văn học “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du vừa được khởi quay tại nhiều điểm ở Huế. Theo đạo diễn, Giám đốc sản xuất phim Kiều - Mai Thu Huyền, “Kiều” là một bộ phim cổ trang nên rất cần tìm các bối cảnh có kiến trúc cổ kính, xưa cũ. Huế “hội đủ” các điều kiện đó. Ngoài việc có Đại Nội và nhiều biệt phủ, lăng tẩm còn có cảnh thiên nhiên non nước hữu tình. Sau khi đi khảo sát cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, đoàn làm phim đã quyết định quay gần 70% thời lượng phim tại Thừa Thiên Huế. Trong đó, các bối cảnh tại Đại Nội, lăng Gia Long, làng Du lịch sinh thái Về Nguồn, biệt phủ Thảo Nhi (TP. Huế), làng cổ Phước Tích, Bàu Lầy (Phong Điền), mỏ đá Hương Trà… được đưa vào phim. Chúng tôi hy vọng, sẽ được công chúng đón nhận nồng nhiệt khi phim ra rạp vào tháng 1/2021.

Tại làng cổ Phước Tích, khi biết đoàn làm phim Kiều sẽ quay nhiều phân cảnh ở đây, rất đông người dân làng đã đến xem. 30 người dân trong làng được đoàn làm phim chọn vào vai quần chúng.

Ông Đoàn Quyết Thắng, Phó Ban quản lý Làng cổ Phước Tích cho biết, làng cổ từng là bối cảnh của nhiều phim lớn như: “Huế- mùa mai đỏ”, “Người mẹ”, “Minh Tâm kỳ án”… Riêng phim Kiều mới quay gần đây, đạo diễn chọn bến Cây Bàng để dựng nên cảnh buôn bán ngày xưa và những phân cảnh khác. Ban quản lý đã tạo mọi điều kiện để đoàn làm phim tác nghiệp, như: Cho xe kèm theo đạo cụ vào nơi đóng phim; phối hợp với công an xã đảm bảo an ninh trật tự để đoàn làm phim hoàn thành tốt nhất các cảnh quay; vận động người dân trong làng hỗ trợ các đạo cụ còn thiếu như: bàn, ghế, cuốc, xẻng… Qua phim Kiều, chúng tôi mong muốn được quảng bá thiên nhiên, con người làng cổ Phước Tích đến công chúng trong và ngoài nước, góp phần phát huy giá trị di sản làng cổ.

Một cảnh quay phim “Kiều” tại Biệt phủ Thảo Nhi (TP. Huế)

Quảng bá du lịch Huế

Nhiều năm qua, Huế là nơi được các đạo diễn trong nước và quốc tế chọn làm “phim trường” cho các bộ phim nổi tiếng, đạt các giải cao trong các liên hoan phim danh tiếng trong nước và quốc tế, như: Phim “Đông Dương”, là bộ phim nước ngoài đầu tiên được quay trong cung điện, lăng tẩm thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế từ những năm 1990 với những cảnh quay tuyệt đẹp. Sau khi công chiếu tại Pháp năm 1992, bộ phim này đã đoạt giải Oscar (dành cho phim nói tiếng nước ngoài), khiến lượng khách du lịch châu Âu, đặc biệt là khách Pháp đến Việt Nam tăng bất ngờ.

Bộ phim “Cô gái trên sông” của đạo diễn Đặng Nhật Minh đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan Phim Việt Nam 1987, là bộ đầu tiên của Điện ảnh Việt Nam với 100% bối cảnh quay tại Huế. Phim “Ngọn nến hoàng cung” lấy bối cảnh chính là Đại Nội - Kinh thành Huế đoạt giải Cánh diều vàng 2004 cho Phim truyền hình dài tập xuất sắc nhất. Phim “Trăng nơi đáy giếng” cũng lấy bối cảnh Huế đã đạt giải Cánh diều bạc ở khu vực phim châu Á tại Liên hoan phim Quốc tế Madrid -Tây Ban Nha năm 2008…

Ông Dương Hồng Lam, Trưởng phòng Quản lý Văn hóa Sở Văn hóa và Thể thao, cho rằng: đối với những phim lấy bối cảnh ở Huế, Sở Văn hóa và Thể thao khi cấp phép đều yêu cầu đáp ứng các tiêu chí, như: nội dung phim không làm sai lệch không gian văn hóa Huế, các yếu tố di sản Huế. Có tác động tôn vinh hình ảnh của Huế nhằm quảng bá cho di sản và du lịch Huế…

Đạo diễn Mai Thu Huyền (trái) và đạo diễn Nguyễn Lan Vy (phải, người Huế) tại buổi đóng máy phim “Kiều”

Những năm gần đây, nhiều đạo diễn, đoàn làm phim tiếp tục chọn Thừa Thiên Huế làm bối cảnh để làm phim, bên cạnh việc khai thác các di sản cổ kính, rêu phong của kinh thành Huế, nhiều đạo diễn đã sử dụng khung cảnh lãng mạn, hữu tình của xứ Huế mộng mơ để làm nên những bộ phim có giá trị nghệ thuật như: “Nàng thơ xứ Huế” hay “Gái già lắm chiêu 3”, của đạo diễn Trần Nguyễn Bảo Nhân – Nam Cito đã giới thiệu những nét đẹp của văn hóa, ẩm thực, du lịch và phong cách sống của con người xứ Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Phim “Mắt biếc” lấy phần lớn bối cảnh từ những miền quê xứ Huế đã tạo nên “cơn sốt” với những bộ ảnh “check-in” các bối cảnh, địa danh trong phim. Các phim “Gái già lắm chiêu 4” của đạo diễn Bảo Nhân, phim “Kiều” của đạo diễn, nhà sản xuất Mai Thu Huyền và một số phim tài liệu được ghi hình tại Huế hứa hẹn sẽ mang đến những khoảnh khắc đẹp, chân thực, những cảm xúc bất ngờ cho người xem.

“Khi những bộ phim lấy Huế làm bối cảnh được trình chiếu, nhiều người ngỡ ngàng, thích thú khi được chứng kiến những hình ảnh quá đỗi quen thuộc từ những địa danh nổi tiếng như: đền đài, lăng tẩm, chùa chiền cho đến những không gian thơ mộng, lãng mạn của Huế qua những góc quay vô cùng mới lạ, ấn tượng. Chính điều này góp phần thúc đẩy ngành du lịch dịch vụ của Thừa Thiên Huế phát triển. Năm 2021, Huế sẽ đăng cai tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII. Đây là cơ hội để các đoàn làm phim được khám phá, khảo sát, trải nghiệm thực tế các giá trị di sản, văn hóa, nghệ thuật, thiên nhiên và con người xứ Huế. Qua đó, hình thành những ý tưởng sáng tạo nghệ thuật mới, sử dụng bối cảnh đẹp để xây dựng những bộ phim hay, hấp dẫn hơn”. Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh khẳng định.

Bài, ảnh: HẢI HUẾ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Website https://gamikey.com/ bán tài khoản xem phim
Return to top