ClockThứ Tư, 01/05/2019 08:07

Tuấn Lin & niềm đam mê với sân khấu ca kịch

TTH - Thuộc thế hệ diễn viên trẻ của Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế nhưng Trần Tuấn Lin được giao đảm nhận các vai diễn lớn và dần khẳng định dấu ấn nghề nghiệp trong lòng khán giả.

Vở ca kịch “Những người mẹ” đoạt Huy chương Bạc Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốcGặp mặt nhân Ngày sân khấu Việt NamKỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam

Tuấn Lin thể hiện vai diễn Nguyễn Tất Thành khi Người còn học ở Trường Quốc Học

Những vai diễn lớn

Ngoài NSND Nguyễn Ngọc Bình, Trần Tuấn Lin trở thành gương mặt quen thuộc vào vai Nguyễn Tất Thành – Chủ tịch Hồ Chí Minh trên sân khấu ca kịch. Lần đầu tiên là vào năm 2009, Tuấn Lin được NSND Ngọc Bình chọn vào vai anh thanh niên Nguyễn Tất Thành trong vở “Hồ Chí Minh – Hồi ức màu đỏ”. Ngoài lợi thế ngoại hình hao hao giống Bác Hồ thời trẻ, NSND Ngọc Bình còn nhìn thấy ở anh tố chất và niềm say mê với sân khấu ca kịch.

Vào nhà hát năm 2004 nhưng mãi đến năm 2009, Tuấn Lin mới được giao đảm nhận vai chính, vai đầu tiên lại là một vai lớn: hình tượng Nguyễn Tất Thành nên anh rất áp lực. Anh xem các tư liệu, hình ảnh, nghe giọng nói của Bác thật kỹ để tái hiện thật sinh động cuộc đời của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành từ khi còn học ở Trường Quốc Học đến khi ra đi tìm đường cứu nước, để khán giả có thể cảm nhận hình ảnh của một vị lãnh tụ giản dị nhưng mang phong thái của bậc vĩ nhân.

Tuấn Lin không còn nhớ mình đã vào vai Nguyễn Tất Thành bao nhiêu lần, không chỉ trong vở “Hồ Chí Minh – Hồi ức màu đỏ” của nhà hát mà còn đóng hình tượng Bác trong các chương trình ca nhạc, cả phim truyền hình, phim nhựa. Tuấn Lin chia sẻ: “Với người nghệ sĩ, được thể hiện hình tượng của Bác là niềm tự hào không phải ai cũng có được. Tôi cố gắng nghiên cứu tư liệu lịch sử để thể hiện thành công hình tượng của Bác từ dáng đi, giọng nói, cử chỉ... Mỗi khi được mặc bộ trang phục của Người, tôi thấy mình lớn hơn, chững chạc hơn, tự nhắc mình phải giữ chuẩn mực cả trong cuộc sống thường ngày”.

Năm 2013, Tuấn Lin tiếp tục đảm nhận vai diễn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong vở “Sáng trong như ngọc, một con người”. Đây là vai diễn giúp anh tạo được dấu ấn trong sự nghiệp nghệ thuật. Khi đứng trên sân khấu, Tuấn Lin khắc họa tài tình cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, kiên cường của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, một vị tướng đức tài trọn vẹn.

Tuấn Lin kể: “Trong buổi biểu diễn nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, con trai Đại tướng đã gọi điện cảm ơn và xúc động nói: xem anh diễn, tôi thấy hình bóng của cha tôi trong đó. Với người nghệ sĩ, đó là niềm hạnh phúc vô biên”.

Ngoài hai vai diễn lớn trên, Tuấn Lin còn được giao nhiều vai diễn chính trong các vở khác, như: “Dòng sông đỏ”, "Những người mẹ", "Không phải là vụ án" của nhà hát, hay vở kịch “Bến đợi” của Đài Truyền hình Việt Nam...

Tuấn Lin thể hiện vai diễn đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong vở “Sáng trong như ngọc, một con người”

Nghề chọn người

Sinh ra và lớn lên ở huyện Minh Hóa, Quảng Bình, dù gia đình không có ai theo nghệ thuật nhưng từ nhỏ, Trần Tuấn Lin đã bộc lộ tố chất nghệ thuật. Sân khấu như một duyên nợ tình cờ đối với anh, có thể xem là “nghề chọn người”. Sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo ca kịch chuyên nghiệp, Tuấn Lin vào Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế năm 2004. Từ đó đến năm 2009 là thời gian thử thách với Tuấn Lin, dù chỉ được đóng các vai phụ nhưng anh không hề nản lòng mà xem đó là quá trình rèn giũa bản lĩnh sân khấu.

Nhận xét về Tuấn Lin, NSND Ngọc Bình cho rằng: “Người nghệ sĩ cần hội đủ hai yếu tố để thành công: say nghề và có tố chất. Tuấn Lin là diễn viên trẻ hội đủ hai yếu tố đó, lại được trau dồi từ thực tiễn làm nghề nên anh sớm thành công, có thể đảm nhận những vai diễn lớn. Thật vui mừng khi nhà hát có lực lượng kế cận như anh”.

Trong bối cảnh sân khấu truyền thống vắng khán giả, để theo được đam mê, Tuấn Lin cũng như nhiều nghệ sĩ khác gặp nhiều khó khăn. Anh làm thêm nghề tay trái, như viết kịch bản, dựng chương trình sự kiện lễ hội, làm MC để nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống.

Những cống hiến, nỗ lực cho nghệ thuật đã mang đến cho nghệ sĩ Tuấn Lin những chiếc HCV, HCB qua các kỳ hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, liên hoan nghệ thuật, như: giải thưởng diễn viên tài năng nhất với vai diễn Nguyễn Tất Thành trong vở “Hồ Chí Minh, Hồi ức màu đỏ” tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 2010, HCV với vai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong vở “Sáng trong như ngọc, một con người” tại Hội diễn Sân khấu tuồng, dân ca, kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2013...

Bài: MINH HIỀN - Ảnh: NHÂN VẬT CUNG CẤP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa gánh hàng rong lên... sân khấu

Một trong những công trình nghệ thuật chuẩn bị cho sự kiện chào mừng Ngày Quốc khánh (2/9/2024) và hướng tới những ngày lễ trọng đại trong năm 2025 của Hội Nghệ sĩ Múa Thừa Thiên Huế là “Gánh hàng rong xứ Huế”. Tác phẩm được phát triển từ ý tưởng của nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế, khi ông lấy cảm hứng từ những bước chân tần tảo của các o, các mệ Huế bán hàng rong trên đường phố xưa.

Đưa gánh hàng rong lên  sân khấu
Hút mắt với tranh kim sa

Dùng kỹ thuật để mô phỏng vẻ đẹp hút mắt như tranh pháp lam, nữ họa sĩ trẻ Lê Thị Thủy Tiên đã tạo nên những bức tranh kim sa độc đáo ứng dụng vào đời sống hiện đại.

Hút mắt với tranh kim sa
“Vua nhạc cụ” Pi Ke Dơ

Với khả năng ca hát và sử dụng thuần thục các loại nhạc cụ dân tộc, nghệ nhân Pi Ke Dơ, 50 tuổi, xã Hồng Bắc còn được đồng bào Pa Cô gọi vui là “vua nhạc cụ”. Ông đã dành hơn 30 năm để nghiên cứu, chế tạo các nhạc cụ truyền thống và trở thành một nghệ nhân sáng tác nhạc cụ tinh xảo bậc nhất của huyện A Lưới.

“Vua nhạc cụ” Pi Ke Dơ
Lý luận, phê bình vẫn là “khoảng trống” của sân khấu

Có vai trò dẫn dắt dư luận, định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho công chúng, nhưng trên thực tế, hoạt động lý luận, phê bình có phần đứng ngoài rìa đời sống sân khấu, khiến sân khấu thêm trầm lắng và ảm đạm. Đây là tình trạng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” đã được đề cập suốt nhiều năm qua, song chưa được giải quyết thấu đáo, gây không ít trăn trở cho những người nặng lòng với sân khấu nước nhà.

Lý luận, phê bình vẫn là “khoảng trống” của sân khấu
Áo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok?

Trong khuôn khổ Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024, lần đầu tiên, áo dài Việt Nam đứng chung sân khấu với hanbok của Hàn Quốc trong một đêm trình diễn. Tuy vậy, áo dài và hanbok lại có hai số phận khác nhau, dù rằng đều là trang phục truyền thống của hai dân tộc.

Áo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok

TIN MỚI

Cập nhật xổ số 100 ngày liên tiếp
Return to top