ClockChủ Nhật, 27/01/2019 12:09

Nặng lòng với làng quê xứ Huế

TTH - Tiếp nối sách Làng Văn vật Thừa Thiên Huế tập 1, do Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế, NXB Thuận Hóa ấn hành đã ra mắt bạn đọc trong năm 2017, nay Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế lại tiếp tục biên soạn Làng Văn vật Thừa Thiên Huế tập 2, do nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh (chủ biên) cùng các tác giả Nguyễn Văn Cương, Trần Văn Dũng, Đỗ Minh Điền, Mai Văn Được, Lê Vũ Trường Giang, Thành Phiên, Trần Nguyễn Khánh Phong, Nguyễn Thế thực hiện.

Đất trời xứ Huế nhớ Thi ông

Bìa sách “Làng Văn vật Thừa Thiên Huế”

Sách dày 300 trang, khổ 16x24cm, cùng 101 ảnh minh họa được trình bày rất trang trọng, rất đẹp mắt. Có 33 làng được đề cập đến trong tập sách này gồm: An Cư Tây, An Dương, An Lưu, An Nông, An Quán, Bàn Môn, Chí Long, Chiết Bi Thượng - Hạ, Đồng Di, Hà Cảng, Hạ Lang, Hiền Sĩ, Hòa An, Hòa Duân, Kế Võ, La Vân Thượng - Hạ, Lại Ân, Lại Thế, Mỹ Lợi, Mỹ Xuyên, Niêm Phò, Ngọc Anh, Phò Ninh, Phú Lương, Phước Tích, Quảng Mai, Sơn Tùng, Thần Phù, Trạch Phổ, Vân Trình, Vân Dương, Vân Thê, Xuân Dương.

Trong lời nói đầu, nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh tâm sự: “Tất cả bài viết, dù còn có nhược điểm ở mặt này, hay mặt khác, dài ngắn khác nhau nhưng đã là nỗ lực thể hiện tấm lòng của con dân ở Thừa Thiên Huế hoài vọng về các thế hệ lưu dân đã theo tiếng gọi của các vương triều Hồ, Lê, Nguyễn mở cõi về châu Hóa, nhằm tăng cường tiềm lực bảo vệ cho trọng trấn này. Và, cũng là món quà tinh thần dành cho những ai yêu mến, nặng lòng với làng quê xứ Huế”.

Như vậy, cùng các làng được giới thiệu trong ấn phẩm Làng Văn vật Thừa Thiên Huế tập 1 thì 33 làng trong tập 2 này sẽ góp phần làm nên những nét nổi bật và đặc sắc nhất của vùng văn hóa xứ Huế là văn hóa làng xã. Tập 2 cũng có những làng ở ven biển, ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, có những làng ở đồng bằng, có làng ở miền núi, có làng khoa bảng, có làng nghề truyền thống đều tạo nên diện mạo mới cho tập sách.

Cầm quyển sách trên tay, mới hiểu được hết những tâm tư, tình cảm của những người yêu làng quê xứ Huế, những tác giả đã cất công tìm hiểu về làng của mình ngay chính nơi mình sinh ra và lớn lên, như nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh luôn trăn trở: “Viết về làng quê cặn kẽ nhất phải là những người đã sinh trưởng ở nơi chôn nhau cắt rốn của mình, đã trải qua bao nhiêu năm tháng gắn bó với làng, và còn đọng lại biết bao kỷ niệm khắc sâu trong trí tưởng. Nhưng viết về làng quê lại đòi hỏi phải tiếp cận được các tư liệu lịch sử của làng, mà hầu hết viết bằng chữ Hán và qua bao biến cố làm cho nơi mất, nơi còn không nguyên vẹn. Dù yêu quê hương sâu nặng nhưng trước nay vẫn hiếm những bài viết về làng quê đáp ứng được mọi yêu cầu. Chính vì thế, làng quê của Thừa Thiên Huế tuy có một lịch sử dày dặn bốn, năm trăm năm, nhưng chưa có công trình nào tập trung giới thiệu. Thường chỉ là những hoài niệm, những cảm nhận của người xa quê trên vài khía cạnh nào đó”.

Các làng ở trong tập 2 hầu hết được viết theo một bố cục thống nhất với các nội dung: Thời điểm lập làng; truyền thống yêu nước; các công trình kiến trúc cộng đồng; nghề nghiệp mưu sinh. Bên cạnh đó có một số tác giả, như Đỗ Minh Điền, Mai Văn Được, Trần Văn Dũng, Nguyễn Văn Cương, Lê Vũ Trường Giang đã có sự đầu tư về thời gian và công sức điền dã cho nên khi viết về các làng Hà Cảng, Hạ Lang, An Dương, An Quán, Xuân Dương, Hiền Sĩ, Thần Phù đã cung cấp cho độc giả nhiều thông tin bổ ích từ các văn bản Hán - Nôm, các sự tích lập làng, các nghề truyền thống của làng cũng như những di tích, di vật mà các làng còn lưu giữ được.

Ngày xưa, triều Nguyễn đã ban cho làng Thai Dương Hạ biển ngạch “Văn vật danh hương” có thể bởi nhiều giá trị của ngôi làng trấn giữ cửa ngõ kinh đô Huế. Ngày nay, những làng văn vật xứ Huế lại được tỏa sáng qua những bài viết nặng tình làng quê. Cũng như những công trình khác trong lĩnh vực văn hóa dân gian làng xã thì mọi sự khó khăn trong việc tiếp cận các tư liệu của làng, mà hầu hết viết bằng chữ Hán, nay hoặc đã tán lạc, hoặc đã bị hủy hoại qua thời gian, đã làm nhiều người nghiên cứu không thực hiện được ước vọng tìm hiểu của mình. Cho nên, trong sách cũng có đôi lời phi lộ để gửi tấm lòng của các tác giả đến các cụ ở các làng quê đã cho tiếp cận tư liệu của làng để các tác giả và các hội viên của Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế thực hiện công trình này.

Đó là một thử thách lớn mà Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế quyết phải vượt qua, để sang năm 2019 sẽ tiếp tục biên soạn và ấn hành Làng Văn vật Thừa Thiên Huế tập 3, để khép lại dự án viết về những làng quê văn vật của tỉnh. Tập sách này tiếp tục được sự tán trợ của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, sự hỗ trợ của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018.

Bài, ảnh: KHÁNH PHONG

(Nhân đọc “Làng Văn vật Thừa Thiên Huế” tập 2)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Nhìn vô trong Huế...”

Thuở ấu thơ, trẻ con làng tôi đứa mô cũng có một niềm ao ước đó là được đi Huế chơi ít nhất là một lần. Đình làng Đại Lộc quê tôi có một lùm mù u rậm rạp và là chốn để chúng tôi leo trèo và hát những câu nghêu ngao vào những buổi chiều hè: “Trèo lên cây mù u nhìn vô trong Huế...”. Rồi những đêm không trăng, trời đầy sao, lũ trẻ con làng chúng tôi nhìn về phía xa xôi, nơi có một quầng sáng phía chân trời và nói với nhau rằng, đó là Huế. Hồi đó, làng tôi có một chuyến đò đi Huế hàng ngày xuất phát ở bến đò Đồng Dạ, nơi con sông Ô Lâu bắt đầu chảy qua làng tôi. Nhưng phải có công chuyện chi quan trọng thì nông dân làng tôi mới đi Huế, còn trẻ con như chúng tôi thì rất khó để được đi.

“Nhìn vô trong Huế  ”
Một chiều xứ Huế

Đi qua khu nghĩa trang mênh mông có đường lên Chín Hầm điểm những vạt thông biếc xanh như những chiếc ô trời che nơi cõi tịnh.

Một chiều xứ Huế
Trong veo kẹo gương xứ Huế

Kẹo gương có vẻ ngoài trong suốt như một chiếc gương soi nhỏ. Và có một điều thú vị tôi nhận ra là, các loại kẹo truyền thống Cố đô hầu như đều có tên gọi mô phỏng dáng hình bên ngoài, như kẹo cau, kẹo gừng, kẹo búa, kẹo gương…, độc đáo, chân phương và dễ nhớ.

Trong veo kẹo gương xứ Huế
Ý tưởng sáng tạo từ tình yêu các dòng sông xứ Huế

Sinh ra và lớn lên ở Huế, Nguyễn Đình Nhật Nguyên luôn có tình yêu tha thiết với vùng đất quê hương. Từ niềm trăn trở khi chứng kiến các dòng sông ở Huế thơ mộng nhưng lượng bèo lục bình nổi trôi trên mặt sông đã làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, Nguyên đã cùng nhóm bạn bắt tay thực hiện dự án mang tên A.N Paper – Sản xuất giấy từ bèo lục bình.

Ý tưởng sáng tạo từ tình yêu các dòng sông xứ Huế
Danh phận nào cho món ngon nức tiếng xứ Huế

Nhiều món ngon trứ danh đại diện cho một số vùng miền được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có thể kể đến như mì Quảng (Quảng Nam), nghề nấu phở (Nam Định). Trước những thông tin này, những thực khách đặt câu hỏi vậy bún bò Huế đứng ở đâu trên bản đồ ẩm thực và tại sao chưa được ghi danh?

Danh phận nào cho món ngon nức tiếng xứ Huế
Return to top